Tuyên bố chung của nhiều nước, bao gồm cả Australia, Nhật, Pháp và Tây Ban Nha cho biết, họ đã nhận được sự cam đoan của Taliban về việc cho phép mọi cá nhân, kể cả người Afghanistan có giấy phép đi lại do các chính phủ nước ngoài cấp "tiếp cận các điểm khởi hành một cách an toàn, có trật tự và rời khỏi đất nước".

{keywords}
Các lính thủy đánh bộ Mỹ đang hỗ trợ người di tản qua Trung tâm kiểm soát sơ tán (ECC) tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, các nước sẽ tiếp tục cấp giấy phép đi lại cho những người Afghanistan đáp ứng những điều kiện nhất định.

Động thái diễn ra sau khi các lực lượng Mỹ chuẩn bị kết thúc sứ mệnh sơ tán ở Kabul trước hạn chót 31/8 do Tổng thống Joe Biden ấn định, sau khi Taliban thâu tóm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan cách đây 2 tuần. Các quan chức Mỹ và phương Tây cảnh báo, sân bay quốc tế Hamid Karzai tại Kabul vẫn đối mặt nguy cơ cao bị tấn công sau vụ đánh bom tự sát đẫm máu tối 26/8, khiến hơn hơn 180 người, bao gồm cả 13 bính sĩ Mỹ và 28 lính gác Taliban, thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

{keywords}
Những người sơ tán khỏi Afghanistan đang lên một máy bay Boeing 777 từ căn cứ hải quân Sigonella, Italia để đến Mỹ ngày 28/8. Ảnh: Reuters  

Tại một cuộc phỏng vấn phát trên kênh CBS ngày 29/8, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói, sau ngày 31/8, Washington sẽ đảm bảo còn lối thoát an toàn cho mọi công dân và thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cũng như những người Afghanistan đã trợ giúp sứ mệnh của nước này ở quốc gia Nam Á.

Cho đến nay, "chiến dịch không vận lịch sử" của Mỹ và các đồng minh đã đưa hơn 114.000 người di tản khỏi Afghanistan. Một quan chức an ninh phương Tây quả quyết, chỉ còn khoảng 1.000 người dân ở sân bay Kabul đang chờ rời đi.

{keywords}
Xác chiếc xe hơi tình nghi chở nhiều kẻ đánh bom liều chết bị quân đội Mỹ không kích bằng máy bay không người lái gần sân bay Kbaul ngày 29/8. chở đầy 

AP trích dẫn lời các quan chức Mỹ thông báo, quân đội nước này hôm 29/8 đã thực hiện một vụ không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào một chiếc xe hơi chở nhiều kẻ đánh bom liều chết thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K) đang âm mưu tấn công sân bay Kabul. Đây là vụ tập kích thứ hai của quân đội Mỹ sau khi ISIS-K đứng ra nhận trách nhiệm về vụ khủng bố sân bay 3 ngày trước đó. Các nhân chứng nói, có một số dân thường bị thương trong sự cố mới.

{keywords}
Vợ chồng Tổng thống Joe Biden tại căn cứ không quân Dover ở bang Delaware, Mỹ ngày 29/8. Ảnh: AP.

Cùng ngày, vợ chồng Tổng thống Biden đã đến căn cứ không quân Dover ở bang Delaware để dự lễ tiếp nhận và bàn giao thi thể 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công sân bay Kabul cho gia đình họ.

Trong một diễn biến riêng rẽ, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sắp đạt thỏa thuận công nhận chính phủ của Taliban ở Afghanistan cũng như vận hành sân bay Kabul với sự hợp tác của Qatar sau khi quân Mỹ rút đi. Báo RT trích dẫn hai nguồn thạo tin tiết lộ, thỏa thuận đang chờ sự phê chuẩn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Động thái dự kiến sẽ mở đường cho Taliban thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài.

Tuấn Anh

 >>> Chiến sự ở Afghansitan

Mỹ không kích kẻ âm mưu đánh bom liều chết sân bay Kabul

Mỹ không kích kẻ âm mưu đánh bom liều chết sân bay Kabul

Taliban tuyên bố, Mỹ vừa tiến hành một cuộc không kích nhằm vào một kẻ đánh bom liều chết định tập kích sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul, Afghanistan giữa lúc binh lính Mỹ đang hỗ trợ chiến dịch sơ tán tại đây.

Anh, Pháp đề xuất vùng an toàn ở Kabul, cựu thủ lĩnh lập nhóm đàm phán với Taliban

Anh, Pháp đề xuất vùng an toàn ở Kabul, cựu thủ lĩnh lập nhóm đàm phán với Taliban

Tổng thống Pháp tiết lộ, nước này và Anh sẽ đệ trình một nghị quyết lên cuộc họp khẩn của Liên Hợp Quốc đầu tuần sau nhằm đề xuất một vùng an toàn ở Kabul để bảo vệ những người đang cố gắng rời khỏi Afghanistan.