Tin bài cùng chuyên mục:
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Án mạng chết trẻ, rúng động quê nghèo…
Đọc bài, liên tưởng đến ca khúc ‘Đêm đông’ mà nao lòng…
Đi đòi nợ bị nhốt vào buồng ngủ…
Phụ nữ hiện đại dũng cảm rời bỏ người đàn ông…
Làm bù, làm thêm tính lương thế nào?
Án mạng chết trẻ, rúng động quê nghèo…
Đọc bài, liên tưởng đến ca khúc ‘Đêm đông’ mà nao lòng…
Đi đòi nợ bị nhốt vào buồng ngủ…
Phụ nữ hiện đại dũng cảm rời bỏ người đàn ông…
Làm bù, làm thêm tính lương thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 thì tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn: Điều tra; truy tố; xét xử. Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy định theo những căn cứ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng để bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thông tin bạn đưa ra không cụ thể. Vì vậy theo nhận định của mình chúng tôi chỉ tư vấn về thời hạn tam giam xoay quanh giai đoạn điều tra.
Tạm giam trước khi đưa ra xét xử (Ảnh minh họa) |
Thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 BLTTHS và phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ thể:
- Nếu tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá hai tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng”. Như vậy, tổng thời hạn điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 4 tháng và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng.
- Riêng đối với những vụ án về tội ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố được quy định tại khoản 3 Điều 322 BLTTHS là không được quá mười sáu ngày.
- Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá ba tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá một tháng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội nghiêm trọng không quá ba tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng”. Như vậy, tổng thời hạn điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 8 tháng và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng.
- Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng. Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội rất nghiêm trọng không quá bốn tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng”. Như vậy, tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 12 tháng và tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
- Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Và tại Điều 119 BLTTHS cũng quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá bốn tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng”. Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 16 tháng.
Như vậy thời hạn tạm giam tối đa trong giai đoạn điều tra theo quy định của BLTTHS là 16 tháng.
Về vấn đề “tại ngoại”, Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp lý liên quan không quy định về khái niệm này. Thực tế, đây là thuật ngữ dùng để chỉ biện pháp ngăn chặn khi khởi tố bị can được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những không phải là biện pháp tạm giam, mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền (bị can bị cáo khi được áp dụng các biện pháp này được xem như đang tại ngoại để điều tra)
Để được "tại ngoại" (nghĩa là không bị tạm giam), các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào nhân thân, loại tội phạm, mà bị can, bị cáo thực hiển từ đó mới xem xét đưa ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn nào để quá trình điều tra, truy tố, xét xử được đảm bảo, thuận lợi và đảm bảo cho việc thi hành án. Như vậy việc “tại ngoại” được thực hiện theo các điều kiện trên chứ không phụ thuộc vào thời gian đã bị tạm giam như câu hỏi của bạn.
- Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Văn phòng Luật Hoàng Kim. Địa chỉ: 5/178 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoai: 0986663459, thư điện thử: hoangkimluat@gmail.com
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).