Các chuyên gia cho rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Nga có thể phát triển những loại tên lửa hiện đại mới.

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga, Trung Quốc 'giật mình'?

Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga

Trong trường hợp Mỹ rút khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thì thay vì trang bị các tên lửa Kalibr và Kinzhal trên tàu chiến hoặc máy bay, Nga có thể triển khai chúng trên mặt đất, song song với việc phát triển những loại tên lửa hiện đại mới. 

{keywords}
Nạp tên lửa Kinzhal cho tiêm kích MiG-31. Ảnh: RT.

Ngày 21/10, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp định, khi phát triển các hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500km trên lãnh thổ Nga. Mỹ đã trích dẫn các thông tin tình báo bí mật làm căn cứ cho quyết định của nước này mà không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào cho cáo buộc chống lại Nga.

Quyết định của Tổng thống Trump là quyết định cuối cùng. Việc còn lại là ký vào bản thảo, chấm dứt thỏa thuận cần thiết từng giúp ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang tại Châu Âu trong nhiều năm qua. Như vậy, trong thập kỷ tới, khu vực miễn thị thực Schengen có thể trở thành nơi đặt các hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất của Mỹ, với tầm bắn từ 500 đến 1.000km (tên lửa tầm ngắn), và từ 1.000 đến 5.500km (tên lửa tầm trung). Trước nguy cơ này, Nga sẽ phải tìm cách đối phó và tạo ra hệ thống tên lửa có tầm bắn tương tự.

Các loại tên lửa mới trong kho vũ khí của Nga

Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn lo ngại Nga đang phát triển phiên bản tầm xa của loại tên lửa sử dụng trong tổ hợp Iskander-M, đã được triển khai tại khu vực Kaliningrad, sát biên giới với Châu Âu.

Phát biểu với hãng tin TASS, chuyên gia quân sự Viktor Litovkin cho biết: “Các loại tên lửa phục vụ cho hệ thống này có tầm bắn dưới 500km. Tuy vậy trên thực tế vẫn có khả năng kỹ thuật để phát triển một loại tên lửa có tầm bắn xa hơn”. Theo dự đoán, ứng viên đầu tiên được "nâng cấp" trong số các tên lửa "cỡ nhỏ" này có thể là tên lửa đang được trang bị cho tổ hợp Iskander-M.

Hiệp định INF chỉ quy định loại bỏ những hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km. Vì thế, những loại tên lửa phóng từ trên không hay trên biển với tầm bắn tương tự vẫn được Mỹ lưu giữ lại và sau đó cũng được Nga triển khai.

Theo nhà phân tích Litovkin, tên lửa Tomahawk của Mỹ và tên lửa Kalibr của Nga sẽ trở thành hệ thống vũ khí tiếp theo được nâng cấp và điều chỉnh sau khi Mỹ rút khỏi INF. Tầm bắn của những loại tên lửa này dao động từ 300 đến 2.600km. Hơn nữa, chúng sẽ bay tới mục tiêu theo quỹ đạo bám sát địa hình, do vậy rất khó phát hiện.

Một yếu tố quan trọng khác đó là đầu đạn của tên lửa. Trong thập kỷ tới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ giúp tạo ra những loại tên lửa mới được trang bị đầu đạn với sức công phá vô cùng lớn, từ đó tạo ra loại vũ khí cơ động và có độ chính xác cao.

Hệ thống tên lửa nào sẽ được đưa xuống mặt đất?

Một ứng viên tiềm năng khác cho việc phát triển phiên bản tên lửa phóng từ mặt đất là tên lửa Kinzhal mới. Trước đó vào năm 2017, các tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã được trang bị tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal. Theo quân đội Nga, hiện tại loại vũ khí này chưa có đối thủ tầm cỡ trên thế giới.

Tham mưu trưởng lực lượng không quân vũ trụ Nga - Thượng tướng Sergei Surovikin cho biết, những loại tên lửa này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 2.000km mà không bước vào vùng nhận diện phòng không của đối phương. Theo ông Surovikin, chưa đầy 1 giây sau khi được thả từ máy bay, tên lửa Kinzhal sẽ tăng tốc lên tốc độ siêu thanh  (gấp 8 lần tốc độ âm thanh) và lao về phía mục tiêu.

"Khả năng hoạt động với tốc độ nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh cho phép tên lửa này vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ và hệ thống phòng không hiện nay, cũng như các hệ thống đang được phát triển", ông Surovikin nhấn mạnh.

Điểm mạnh là tên lửa Kinzhal được trang bị đầu đạn có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, vì thế nó vẫn duy trì được hiệu quả bất chấp tình hình thời tiết thay đổi như thế nào.

Theo VOV

Lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga, với lý do Moscow vi phạm hiệp ước. 

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga: Gorbachev nói sai lầm

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga: Gorbachev nói sai lầm

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mô tả kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh với Nga là một sai lầm.

Vì sao ông Trump muốn chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga?

Vì sao ông Trump muốn chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kéo dài hơn 1 thập kỷ qua với Nga.