Khi chính phủ Trung Quốc chú ý nhiều hơn tới nỗ lực chống tham nhũng, đấu giá nghệ thuật lại trở thành một hình thức mới, thủ đoạn mới cho những người đưa hay nhận hối lộ.
Việc giám sát các tổ chức đấu giá tại Trung Quốc khá lỏng lẻo, theo Lí Linh, một giảng viên luật tại Đại học Tây Bắc thuộc Tây An, người có một diễn đàn hữu ích giúp mọi người bàn luận trao đổi về vấn đề hối lộ.
Thực tế trên góp phần giải thích
việc trả giá cực kỳ ngất ngưởng cho các tác phẩm nghệ thuật cổ của Trung Quốc
những năm gần đây, cho dù không đề cập tới khả năng đấu giá quốc tế cũng bị
những kẻ tham nhũng tận dụng.
Ảnh: Eweekeurope
Kịch bản điển hình đó là ai đó muốn được nhận hối lộ, sẽ đưa tác phẩm nghệ thuật hay đổ cồ giá trị thấp ra đấu giá. Kẻ hối lộ sau đó đã mua với số tiền lớn hơn nhiều. Lí Linh viết trong một bài nghiên cứu có tên “Trò hối lộ tại Trung Quốc”.
Đôi khi, nhà đấu giá thậm chí không cần thiết.
Trong một sự vụ mà các công tố viên phát hiện tại thành phố Nam Kinh, phía đông Trung Quốc, một nhà phát triển bất động sản đã mua hai bức tranh trực tiếp từ một quan chức chính quyền. Giá trị thẩm định của hai bức tranh là 3.000 nhân dân tệ, nhưng người mua đã trả gấp 333 lần.
Những thỏa thuận kín đáo, và vai trò của các nhà đấu giá trở thành chủ đề trong một tác phẩm bán rất chạy của Hồ Cương – người Trung Quốc từng phụ trách việc bán đấu giá. Hồ Cương bị kết án năm 2003 do hối lộ ba thẩm phán số tiền 490.000 nhân dân tệ để được ủy nhiệm bán đấu giá các tài sản bị tịch thu. Ông viết “Men ngọc” – cuốn tiểu thuyết về cuộc đời một nhà bán đấu giá – từ song sắt nhà tù.
Trong cuốn sách, nhân vật chính họ Trương đã hối lộ một thẩm phán theo cách khác thường. Đầu tiên, Trương mời một gia sư tới dạy Thư pháp Trung Quốc cho con trai của thẩm phán. Sau đó, ông thận trọng đưa những bức thư pháp của con trai thẩm phán tới nhà đấu giá của mình, mời gọi bạn bè tham gia đấu giá. Ở tư cách người phụ trách bán đấu giá, Trương sau đó đã gửi một phong bì tiền mặt tới nhà thẩm phán. “Có thể qua mọi cuộc điều tra”, Trương trấn an thẩm phán.
Hồ Cương xác nhận rằng có những
chi tiết hư cấu trong cuốn sách, nhưng đa phần nó phản ánh chính xác cuộc đời
thực. Cuốn sách bán khá chạy tại Trung Quốc, khi phơi bày thực tiễn, nghệ thuật
nuôi dưỡng những mối quan hệ kinh doanh.
Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa
phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt động chính của chương trình - sẽ được tổ
chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.
VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân
hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ phát triển
Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID-UK), Đại sứ quán
Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để hỗ trợ các ý
tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi
trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
-
Thụy Phương (Theo Telegraph)