- Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.

Liên quan việc Bộ GTVT thay từ “trạm thu phí” bằng “trạm thu giá”, trao đổi với báo chí bên lề QH chiều nay, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhận định cách dùng ngôn ngữ như vậy "gây hiểu lầm, hiểu sai".

Không thể gọi là ''trạm thu giá'' được?

Theo ông Vân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang giải thích theo hướng các trạm BOT là sản phẩm của các DN đầu tư, từ xây dựng đến hoạt động đến chuyển giao, thì phải tính đến lợi nhuận thu được để bù đắp cho đầu tư ban đầu.

{keywords}
ĐB Lê Thanh Vân

“Anh Thể cố gắng giải thích là việc đó phải làm sao để có lợi cho cả nhà nước, người dân và DN", ông Vân nói.

Tuy nhiên, theo ĐB, chữ "giá" trong "trạm thu giá" của Bộ GTVT là không có nghĩa căn cứ theo từ điển tiếng Việt.

"Người dân phản ứng là có căn cứ để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Đã là nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực, dễ hiểu và trước hết là thuần Việt” - ông Vân nói.

“Trong trường hợp này, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai rồi thì nên khắc phục, đừng có biện hộ bằng cách giải thích từ gốc rễ là luật với nghị định, không nên như thế”.

Ông Lê Thanh Vân nêu, theo luật Giá, giá phải phản ánh đúng chi phí đầu vào đầu ra, lợi ích cho các bên - là quy tắc để tính toán nghĩa vụ đóng góp của những người sử dụng dịch vụ. Theo cả luật Giá và luật Phí, lệ phí đều không để "duy danh định nghĩa" tên gọi của cái trạm đó là "trạm thu giá" được.

"Những người tham gia giao thông, nhất là các tài xế xe tải, phản ứng các trạm thu phí BOT thời gian qua đâu phải ở chỗ gọi là gì, mà ở mức giá. Trong chuyện này, thoả thuận của nhà đầu tư với người chấp nhận dịch vụ chính là chi phí mà người tham gia giao thông phải bỏ ra có hợp lý so với mức đầu tư của nhà đầu tư không", ông Vân nói.

ĐB Cà Mau cũng khẳng định, điều quan trọng đã là BOT thì phải có một bên đầu tư và bên kia hưởng dịch vụ, còn nhà nước có trách nhiệm cung cấp giao thông phổ biến nhất cho nhân dân. Những gì mà nhà nước thu của nhân dân thông qua thuế, ngân sách, nhà nước phải đảm bảo giao thông tối cần thiết cho nhân dân.

Đó chính là các tuyến quốc lộ, mà quốc lộ thì nhất định không được thu phí. Chỉ những chỗ các doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư để người dân có sự lựa chọn tốt hơn thì mới được thu tiền.

Ông Vân bày tỏ không đồng tình với việc Bộ GTVT căn cứ vào chữ nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật để lý giải cho cách gọi "trạm thu giá".

Thu giá sẽ là độc quyền

ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, BOT do nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư nên họ tính giá dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ đó phải trả giá dịch vụ mình sử dụng. Cho nên chuyển từ phí sang giá là đúng với bản chất kinh tế thị trường. Nếu vẫn để phí, theo thẩm quyền do HĐND quyết định thì phản ánh không đúng.

{keywords}
ĐB Bùi Văn Phương

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại rằng, DN được tự định giá khi chuyển từ phí sang giá sẽ nảy sinh vấn đề. Bởi thực tế, nhiều tuyến đường BOT hiện chỉ được làm trên những đường độc đạo hoặc chỉ là sửa chữa trên nền đường cũ của Nhà nước đầu tư. Trường hợp này nếu thu giá sẽ là giá độc quyền.

"Việc chuyển sang thu giá BOT là đúng theo quy luật thị trường nhưng phải xác định từng dự án cụ thể chứ không phải tất cả đều chuyển sang giá, bởi quá trình hình thành BOT khác nhau, có cái hoàn toàn do tư nhân làm, có cái là Nhà nước thuê theo hợp đồng xây dựng, chuyển giao", ông Phương nói.

Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách QH Nguyễn Đức Hải bày tỏ, gọi là phí hay giá khi bù đắp chi phí của nhà đầu tư cũng phải thực hiện đúng thẩm quyền, đặc biệt là phải chú ý đến lợi ích của nhân dân địa phương.

Theo ông, việc chuyển từ phí sang giá thể hiện sự vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Tức là trong cơ chế thị trường thì nhà đầu tư phải có sự tính toán cho phù hợp.

"Dù là cơ chế thị trường thì vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt là những loại hàng hóa cung cấp dịch vụ công cộng như trạm thu phí BOT. Trước hết, Bộ GTVT phải có trách nhiệm với người dân vì quản lý trực tiếp ngành giao thông. Sau đó, Bộ Tài chính và các ngành liên quan cũng phải kiểm soát, dù theo cơ chế thị trường.

Bản chất, nếu tham gia giao thông trên các tuyến đường BOT thì người dân cũng có quyền lựa chọn đi theo tuyến đường phù hợp khác. Và người dân cũng phải có ý kiến khi nhà đầu tư đề xuất các phương án tăng giá", ông Hải nói. 

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, điều quan trọng hơn là cần xem con đường BOT đầu tư có đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, đảm bảo lợi ích các bên hay không, còn việc gọi đó là trạm thu BOT hay thu giá BOT... cũng chỉ là tên gọi.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, việc dư luận phản ứng chuyện Bộ GTVT đổi tên trạm thu phí BOT thành thu giá xuất phát từ nguyên nhân thiếu minh bạch, công khai trong đầu tư BOT. Thu phí hay thu giá thì cơ quan quản lý Nhà nước phải làm rõ, minh bạch, công bằng lợi ích các bên.


Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?

Bộ GTVT siết trạm BOT đặt sai vị trí

Bộ GTVT siết trạm BOT đặt sai vị trí

Vị trí đặt trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương...

Tài xế dừng xe tại BOT hơn 5 phút bị phạt 150.000 đồng

Tài xế dừng xe tại BOT hơn 5 phút bị phạt 150.000 đồng

Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính tài xế dừng xe quá 5 phút tại trạm BOT.

Xử phạt ô tô dừng quá 5 phút ở trạm BOT từ hôm nay

Xử phạt ô tô dừng quá 5 phút ở trạm BOT từ hôm nay

Các nhà đầu tư phải bổ sung camera ở khu vực trạm, thống kê các tình huống cố tình gây rối, kích động, để Tổng cục Đường bộ gửi Bộ Công an và UBND các tỉnh.

Hương Quỳnh