- Bài “2500 tỷ đồng tiền phạt giao thông đi đâu?” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNAmNet.
TIN BÀI KHÁC:
‘Than thở’ của người bị phạt
Câu chuyện của email phamthebinh@hn.vnn.vn: “Sau khi đọc bài này, tôi đã tự giải thích được là tại sao 2 anh CS đội 3 - CA Hà Nôi lại phạt khi tôi dừng xe ô tô có biển ngoại tỉnh tại trước cửa hiệu thuốc phố Láng Hạ (gần phố Thái Thịnh) để người nhà xuống xe mua thuốc cách đây vài tháng.
Khi tôi cãi rằng biển báo ở đó là biển cấm đỗ (1 vạch chéo) chứ không phải cấm dừng, cấm đỗ (2 vạch chéo) thì 2 anh CS nói rằng đã có 1 văn bản (tôi không nhớ rõ số) quy định 262 tuyến phố cấm dừng đỗ trên toàn thành phố Hà Nội. Phố Láng Hạ là 1 trong số các tuyến phố đó. Sở dĩ vẫn có biển cấm đỗ là do ngành giao thông chậm thay biển báo.
Anh CS còn chỉ vào dòng chữ ‘Công ty dược phẩm...Cửa hàng bán lẻ thuốc thành phẩm’ trên tấm biển hiệu của cửa hàng, nói thêm rằng tôi đã dừng xe trước cổng ‘cơ quan, tổ chức’ nên kể cả chỉ dừng xe cũng vẫn sai quy định!
Nhưng khi viết biên bản, anh CS lại viết là tôi đã ‘dừng xe tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ’. Biết là có tranh luận với họ không giải quyết được vấn đề gì, tôi cầm bút tự gạch chữ ‘cấm dừng’ và ký tên, thì anh CS tự lấy bút tô lại chữ ‘cấm dừng’, bắt tôi phải chấp nhận lỗi, giữ bằng lái xe và nói rằng có gì thắc mắc tuần sau lên Đội giải quyết.
Đến ngày hẹn, tôi lên Đội 3, được gặp cô CS tiếp dân tên là Hà, tôi thấy Phiếu phạt của tôi đã in sẵn, có ký tên đóng dấu từ trước. Tôi thắc mắc với cô CS là tại sao 2 anh CS hôm trước nói rằng lên Đội giải quyết thắc mắc nhưng tôi chưa lên giải quyết đã in phiếu phạt? Cô Hà giải thích rằng tất cả các Biên bản đem về hôm trước sẽ được in phiếu phạt vào ngày hôm sau. Như vậy, Phiếu phạt của tôi đã được in là đúng.
Cô cũng cho biết là người điều khiển phương tiện cần theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng (VOV giao thông chẳng hạn) để biết là phố nào được phép đỗ, được phép dừng, không chỉ nhìn vào biển báo trên đường.
Tôi bảo là giả sử tôi phải lái xe từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh thì làm sao tôi biết được là trên đường tôi đi, chỗ nào được phép dừng, chỗ nào được phép đỗ nếu không căn cứ vào biển báo? Cô Hà nói là tôi phải tìm hiểu kỹ trước khi đi nếu không muốn bị phạt.
Cô Hà còn cho biết là không được dừng phương tiện trước các cửa hàng sử dụng hóa đơn GTGT, vì đó là ‘cơ quan, tổ chức’, còn các cửa hàng chỉ sử dụng hóa đơn bán lẻ thì có thể dừng được…
Bây giờ, tôi vừa lái xe trong TP Hà Nội vừa lo lắng vì vẫn còn chưa nhớ được tên của 261 phố nữa bị ‘cấm dừng, cấm đỗ’ nếu ngành giao thông chưa kịp thay biển báo, cũng chưa biết được cửa hàng nào có hóa đơn GTGT để đừng có dừng xe trước đó như phổ biến của cô Hà, CS Đội 3, CA Hà Nội.”
Email quochoa73@gmail.com tiếp ‘mạch’ câu chuyện: “Con đường từ xã An Thới Đông đi vào xã Tam Thôn Hiệp cắm biển báo 10Km/h/10T - 10 tấn trọng tải. Khi CSGT huyện Cần Giờ có trang bị máy bắn tốc độ thì đi ngay vào con đường này ‘kích’. Kết quả những xe máy chạy 30km/h đều bị bắn tốc độ và phạt. Thậm chí có người chồng chở vợ đi khám thai về bị phạt 750.000đ và tạm giữ bằng lái (đến giờ chưa được lấy ra) vì vi phạm chạy vượt 15km/h.”
Thắc mắc của email falco_automotive@yahoo.com.vn: “1 năm mà CA Đồng Nai tiêu thụ 25 tỷ đồng tiền xăng? Tôi sẽ tính cho quí vị thấy xem báo cáo như vậy có tin được không?
1lít xăng năm 2011 tôi tính là 22.000 đ không tính giá xăng lên hay giá xuống.
CA Đồng Nai cứ cho là có 100 chiếc môtô (không tính xe 4 chỗ bên thanh tra).
Mỗi chiếc tôi cho tuần tra một ngày 300km, 1 chiếc môtô tiêu thụ 30km/1 lít xăng.
Như vậy một ngày mỗi chiếc xe sẽ tốn 220.000 đ tiền xăng, 100 chiếc là 22.000.000 triệu đồng. Một năm có 365 ngày, 100 chiếc xe tiêu hết 8 tỉ 30 triệu tiền xăng.
Có nhân lên gấp 3 lần, mới là 24 tỉ 90 triệu. Thực tế một anh giao thông một ngày tiêu thụ làm sao hết 220.000 đ tiền xăng?”
Bạn Dân Bình (email minhsnb7@gmail.com) thắc mắc ở góc độ khác: “Việc tuyên truyền, bồi dưỡng cán bộ an toàn giao thông... được chi theo ngân sách hàng năm chứ sao lại dùng tiền phạt giao thông? Tiền phạt GT có năm nhiều, có năm ít, nếu người dân không phạm luật thì lấy đâu mà chi cho tuyên truyền và bồi dưỡng cán bộ? Đề nghị Bộ GTVT công khai minh bạch khoản tiền phạt GT và có kế hoạch sử dụng hợp lý, hợp lòng dân.”
Tiền phạt nộp Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính quản lý thống nhất
Theo bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) thì: “Tiền phạt để lại cho đơn vị xử phạt là sai lầm hoàn toàn. Tiền phạt không phải là tiền thuế. Tiền phạt là để răn đe người vi phạm chớ không phải là thu của người vi phạm để xây dựng lực lượng xử phạt. Như vậy có khác gì khuyến khích lực lượng xử phạt nặn ra vô vàn lý do để phạt, làm lu mờ hình ảnh của nhân viên bảo vệ pháp luật. Ví dụ anh cảnh sát bị hất lên nắp capo xe hơi, bị kéo lê trên đường khi cố nắm lấy vô lăng xe. Ở các nước, cảnh sát chỉ đưa dùi cui ra trước mặt người vi phạm và chỉ vào nơi mà họ sẽ đỗ xe chờ xử lý chớ không ngoắc ngoắc như cảnh sát VN. Nếu người vi phạm cố tình bỏ chạy thì họ sẽ ghi lại biển số xe và mời chủ xe ra tòa, chả việc gì phải vội vàng gấp gáp. Hình ảnh của người cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự (những sắc phục mà ta thường thấy trên đường phố) là rất đĩnh đạc và oai vệ.
Tiền phạt phải được nộp vào kho bạc Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ xử lý số tiền này thông qua việc trang bị phương tiện cho lực lượng xử phạt 1 cách chính quy thống nhất trên toàn quốc.
Tóm lại, những gì thuộc về các cơ quan Nhà nước thì không nên dính dáng trực tiếp đến tiền bạc dễ gây ra tiêu cực. Toàn bộ tiền phạt, tiền phí do mọi cơ quan Nhà nước thu được phải nộp về kho bạc Nhà nước và chờ sự phân bổ từ Trung ương. Các cơ quan Nhà nước chỉ làm theo những gì mà luật quy định.”
Tán đồng của email vanlangtb@yahoo.com.vn: “Theo tôi thì toàn bộ tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước, còn nếu muốn bồi dưỡng cho anh em cảnh sát giao thông, thì chi từ ngân sách. Như vậy thì rõ ràng, minh bạch và không nẩy sinh tiêu cực. Nếu thấy anh em vất vả quá thì định ra chế độ chính sách rõ ràng như một số ngành đã làm như cơ yếu, thậm chí được hưởng thâm niên như giáo viên, không lấy từ học phí hay từ tiền đóng góp của dân mà từ ngân sách .Còn lấy tiền bồi dưỡng từ tiền phạt thì khác gì khuyến khích phạt nhiều, trong khi mục đích của ta là giảm thiểu tai nạn và giảm dần vi phạm.”
Ý kiến của email trungnguyenvan6@gmail.com: “Tổ chức phạt là bộ máy công quyền, bộ máy này do ngân sách nuôi, ngân sách là tiền thuế của dân.Tiền thu được phải do ngân sách (nhà nước) quyết định. Phạt là để hạn chế vi phạm thuộc nhệm vụ của lực lương được nhà nước đào tạo, nuôi . Nếu lấy nguồn này dùng cho việc tăng thu nhập theo tôi là sai vì ngành nào cũng làm như thế thì nguy. Các bạn nghĩ sao nếu như ngành thuế thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu trong nội bộ ngành?”
Email hanoi@yahoo.com nêu ý kiến: “Hãy kiểm tra số tiền đó thực tế đi đâu. Hiện công an các địa phương thuộc cấp quận, huyện, phường đều bị ‘khoán phạt’; lấy chỉ tiêu là số tiền phạt, còn tiền đi đâu chẳng bao giờ thấy công khai. Ai dám kiểm tra xử lý công an? Nói ra không khéo…vạ vào thân.”
“Theo tôi chỉ nên trích lại cho các lực lượng chức năng 30 %, vì các hoạt động của họ đã được nhà nước trả lương, các hoạt động mua sắm phương tiện phục vụ công tác cũng được lấy cả từ ngân sách nhà nước nữa và thực tế các phương tiện CSGT đang sử dụng không tốn nhiều tiền đến vậy. Còn lại 70 % thì để bảo trì đường bộ. Thêm nữa, hãy minh bạch chi tiêu các khoản trên cho Quốc hội và người dân được biết”, đó là đề xuất của email duckhanhxe@yahoo.com.vn.
Một đề xuất khác, của email manh_23450@yahoo.com.vn: “Có thể giao tiền phạt vi phạm giao thông cho công an sử dụng nhưng phải có điều kiện là: Giảm được tỷ lệ vụ vi phạm và tai nạn giao thông nghiêm trọng (chết người). Theo đó, cứ mỗi người chết hoặc 1% số vụ vi phạm tăng thêm mỗi năm do tai nạn giao thông thì giảm ít nhất 1% tiền phạt được sử dụng của Công an. Như vậy việc phạt mới đi đôi việc kiểm tra, nhắc nhở. Nếu không, thì phạt cứ phạt, vi phạm và tai nạn cứ tăng, thậm chí người ta có thể mong nhiều người vi phạm để có nhiều tiền phạt.”
Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Nguyễn (email anh_hero_hero@yahoo.com.vn): “Xe chở quá tải hư đường cảnh sát giao thông phạt, thì lấy tiền đó để sửa chữa đường bộ chứ sao để lại cho lực lượng làm nhiệm vụ sử dụng, còn đường hỏng thì ông Bộ trưởng giao thông đề xuất thu phí ô tô, xe máy tiếp? Chẳng lẽ ngành công an làm nhiệm vụ cực khổ hơn anh em cán bộ, chiến sĩ Quân đội chúng tôi? Lương, phụ cấp công an và quân đội như nhau, làm nhiệm vụ là trách nhiệm và nghĩa vụ đừng có thưởng kiểu đó thấy khó coi quá.”
Email langlehagiang@gmail.com bày tỏ thông cảm: “Cảnh sát giao thông khá vất vả. Ai đó cứ thử đứng (chỉ cần trong bóng râm) giữa trời mùa hè xem sao thì biết, lại còn ngăn chặn mấy ‘ông trẻ’ đua xe, mấy ông kễnh 5C nữa... Việc tiền xử phạt chuyển cho CSGT sử dụng theo tôi là hợp lý.”
“Đề nghị Quốc hội xem lại các quy định của Bộ Tài chính, Bộ GTVT, không phải cứ có tiền phạt của dân là tùy ý chi tiêu. Có ăn chia thì ở mức vừa phải, còn tập trung đầu tư trang thiết bị nghiệp vụ, đầu tư vào đường sá”, đó là ý kiến của e mail giangth64@yahoo.com.
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
Ăn kiểu gì không độc?
Cha chết con có quyền đòi nợ thay?
Hàng lên giá CPI lại giảm?
Có con riêng trước khi lấy chồng…
“Tái” thế này là…gọt chân cho vừa giày?
Chồng vay nợ, vợ không phải trả
Được đền bù đất, chia tiền cho những ai?
Thủ tục rút tiền bảo hiểm đã đóng
Quán ăn quanh bệnh viện…bẩn kinh dị
Nhiều con, lắm vợ khó chia đất…
Cha chết con có quyền đòi nợ thay?
Hàng lên giá CPI lại giảm?
Có con riêng trước khi lấy chồng…
“Tái” thế này là…gọt chân cho vừa giày?
Chồng vay nợ, vợ không phải trả
Được đền bù đất, chia tiền cho những ai?
Thủ tục rút tiền bảo hiểm đã đóng
Quán ăn quanh bệnh viện…bẩn kinh dị
Nhiều con, lắm vợ khó chia đất…
‘Than thở’ của người bị phạt
Câu chuyện của email phamthebinh@hn.vnn.vn: “Sau khi đọc bài này, tôi đã tự giải thích được là tại sao 2 anh CS đội 3 - CA Hà Nôi lại phạt khi tôi dừng xe ô tô có biển ngoại tỉnh tại trước cửa hiệu thuốc phố Láng Hạ (gần phố Thái Thịnh) để người nhà xuống xe mua thuốc cách đây vài tháng.
Khi tôi cãi rằng biển báo ở đó là biển cấm đỗ (1 vạch chéo) chứ không phải cấm dừng, cấm đỗ (2 vạch chéo) thì 2 anh CS nói rằng đã có 1 văn bản (tôi không nhớ rõ số) quy định 262 tuyến phố cấm dừng đỗ trên toàn thành phố Hà Nội. Phố Láng Hạ là 1 trong số các tuyến phố đó. Sở dĩ vẫn có biển cấm đỗ là do ngành giao thông chậm thay biển báo.
Ảnh minh họa |
Nhưng khi viết biên bản, anh CS lại viết là tôi đã ‘dừng xe tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ’. Biết là có tranh luận với họ không giải quyết được vấn đề gì, tôi cầm bút tự gạch chữ ‘cấm dừng’ và ký tên, thì anh CS tự lấy bút tô lại chữ ‘cấm dừng’, bắt tôi phải chấp nhận lỗi, giữ bằng lái xe và nói rằng có gì thắc mắc tuần sau lên Đội giải quyết.
Đến ngày hẹn, tôi lên Đội 3, được gặp cô CS tiếp dân tên là Hà, tôi thấy Phiếu phạt của tôi đã in sẵn, có ký tên đóng dấu từ trước. Tôi thắc mắc với cô CS là tại sao 2 anh CS hôm trước nói rằng lên Đội giải quyết thắc mắc nhưng tôi chưa lên giải quyết đã in phiếu phạt? Cô Hà giải thích rằng tất cả các Biên bản đem về hôm trước sẽ được in phiếu phạt vào ngày hôm sau. Như vậy, Phiếu phạt của tôi đã được in là đúng.
Cô cũng cho biết là người điều khiển phương tiện cần theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng (VOV giao thông chẳng hạn) để biết là phố nào được phép đỗ, được phép dừng, không chỉ nhìn vào biển báo trên đường.
Tôi bảo là giả sử tôi phải lái xe từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh thì làm sao tôi biết được là trên đường tôi đi, chỗ nào được phép dừng, chỗ nào được phép đỗ nếu không căn cứ vào biển báo? Cô Hà nói là tôi phải tìm hiểu kỹ trước khi đi nếu không muốn bị phạt.
Cô Hà còn cho biết là không được dừng phương tiện trước các cửa hàng sử dụng hóa đơn GTGT, vì đó là ‘cơ quan, tổ chức’, còn các cửa hàng chỉ sử dụng hóa đơn bán lẻ thì có thể dừng được…
Bây giờ, tôi vừa lái xe trong TP Hà Nội vừa lo lắng vì vẫn còn chưa nhớ được tên của 261 phố nữa bị ‘cấm dừng, cấm đỗ’ nếu ngành giao thông chưa kịp thay biển báo, cũng chưa biết được cửa hàng nào có hóa đơn GTGT để đừng có dừng xe trước đó như phổ biến của cô Hà, CS Đội 3, CA Hà Nội.”
Email quochoa73@gmail.com tiếp ‘mạch’ câu chuyện: “Con đường từ xã An Thới Đông đi vào xã Tam Thôn Hiệp cắm biển báo 10Km/h/10T - 10 tấn trọng tải. Khi CSGT huyện Cần Giờ có trang bị máy bắn tốc độ thì đi ngay vào con đường này ‘kích’. Kết quả những xe máy chạy 30km/h đều bị bắn tốc độ và phạt. Thậm chí có người chồng chở vợ đi khám thai về bị phạt 750.000đ và tạm giữ bằng lái (đến giờ chưa được lấy ra) vì vi phạm chạy vượt 15km/h.”
Thắc mắc của email falco_automotive@yahoo.com.vn: “1 năm mà CA Đồng Nai tiêu thụ 25 tỷ đồng tiền xăng? Tôi sẽ tính cho quí vị thấy xem báo cáo như vậy có tin được không?
1lít xăng năm 2011 tôi tính là 22.000 đ không tính giá xăng lên hay giá xuống.
CA Đồng Nai cứ cho là có 100 chiếc môtô (không tính xe 4 chỗ bên thanh tra).
Mỗi chiếc tôi cho tuần tra một ngày 300km, 1 chiếc môtô tiêu thụ 30km/1 lít xăng.
Như vậy một ngày mỗi chiếc xe sẽ tốn 220.000 đ tiền xăng, 100 chiếc là 22.000.000 triệu đồng. Một năm có 365 ngày, 100 chiếc xe tiêu hết 8 tỉ 30 triệu tiền xăng.
Có nhân lên gấp 3 lần, mới là 24 tỉ 90 triệu. Thực tế một anh giao thông một ngày tiêu thụ làm sao hết 220.000 đ tiền xăng?”
Bạn Dân Bình (email minhsnb7@gmail.com) thắc mắc ở góc độ khác: “Việc tuyên truyền, bồi dưỡng cán bộ an toàn giao thông... được chi theo ngân sách hàng năm chứ sao lại dùng tiền phạt giao thông? Tiền phạt GT có năm nhiều, có năm ít, nếu người dân không phạm luật thì lấy đâu mà chi cho tuyên truyền và bồi dưỡng cán bộ? Đề nghị Bộ GTVT công khai minh bạch khoản tiền phạt GT và có kế hoạch sử dụng hợp lý, hợp lòng dân.”
Tiền phạt nộp Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính quản lý thống nhất
Theo bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) thì: “Tiền phạt để lại cho đơn vị xử phạt là sai lầm hoàn toàn. Tiền phạt không phải là tiền thuế. Tiền phạt là để răn đe người vi phạm chớ không phải là thu của người vi phạm để xây dựng lực lượng xử phạt. Như vậy có khác gì khuyến khích lực lượng xử phạt nặn ra vô vàn lý do để phạt, làm lu mờ hình ảnh của nhân viên bảo vệ pháp luật. Ví dụ anh cảnh sát bị hất lên nắp capo xe hơi, bị kéo lê trên đường khi cố nắm lấy vô lăng xe. Ở các nước, cảnh sát chỉ đưa dùi cui ra trước mặt người vi phạm và chỉ vào nơi mà họ sẽ đỗ xe chờ xử lý chớ không ngoắc ngoắc như cảnh sát VN. Nếu người vi phạm cố tình bỏ chạy thì họ sẽ ghi lại biển số xe và mời chủ xe ra tòa, chả việc gì phải vội vàng gấp gáp. Hình ảnh của người cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự (những sắc phục mà ta thường thấy trên đường phố) là rất đĩnh đạc và oai vệ.
Tiền phạt phải được nộp vào kho bạc Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ xử lý số tiền này thông qua việc trang bị phương tiện cho lực lượng xử phạt 1 cách chính quy thống nhất trên toàn quốc.
Tóm lại, những gì thuộc về các cơ quan Nhà nước thì không nên dính dáng trực tiếp đến tiền bạc dễ gây ra tiêu cực. Toàn bộ tiền phạt, tiền phí do mọi cơ quan Nhà nước thu được phải nộp về kho bạc Nhà nước và chờ sự phân bổ từ Trung ương. Các cơ quan Nhà nước chỉ làm theo những gì mà luật quy định.”
Tán đồng của email vanlangtb@yahoo.com.vn: “Theo tôi thì toàn bộ tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước, còn nếu muốn bồi dưỡng cho anh em cảnh sát giao thông, thì chi từ ngân sách. Như vậy thì rõ ràng, minh bạch và không nẩy sinh tiêu cực. Nếu thấy anh em vất vả quá thì định ra chế độ chính sách rõ ràng như một số ngành đã làm như cơ yếu, thậm chí được hưởng thâm niên như giáo viên, không lấy từ học phí hay từ tiền đóng góp của dân mà từ ngân sách .Còn lấy tiền bồi dưỡng từ tiền phạt thì khác gì khuyến khích phạt nhiều, trong khi mục đích của ta là giảm thiểu tai nạn và giảm dần vi phạm.”
Ý kiến của email trungnguyenvan6@gmail.com: “Tổ chức phạt là bộ máy công quyền, bộ máy này do ngân sách nuôi, ngân sách là tiền thuế của dân.Tiền thu được phải do ngân sách (nhà nước) quyết định. Phạt là để hạn chế vi phạm thuộc nhệm vụ của lực lương được nhà nước đào tạo, nuôi . Nếu lấy nguồn này dùng cho việc tăng thu nhập theo tôi là sai vì ngành nào cũng làm như thế thì nguy. Các bạn nghĩ sao nếu như ngành thuế thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu trong nội bộ ngành?”
Email hanoi@yahoo.com nêu ý kiến: “Hãy kiểm tra số tiền đó thực tế đi đâu. Hiện công an các địa phương thuộc cấp quận, huyện, phường đều bị ‘khoán phạt’; lấy chỉ tiêu là số tiền phạt, còn tiền đi đâu chẳng bao giờ thấy công khai. Ai dám kiểm tra xử lý công an? Nói ra không khéo…vạ vào thân.”
“Theo tôi chỉ nên trích lại cho các lực lượng chức năng 30 %, vì các hoạt động của họ đã được nhà nước trả lương, các hoạt động mua sắm phương tiện phục vụ công tác cũng được lấy cả từ ngân sách nhà nước nữa và thực tế các phương tiện CSGT đang sử dụng không tốn nhiều tiền đến vậy. Còn lại 70 % thì để bảo trì đường bộ. Thêm nữa, hãy minh bạch chi tiêu các khoản trên cho Quốc hội và người dân được biết”, đó là đề xuất của email duckhanhxe@yahoo.com.vn.
Một đề xuất khác, của email manh_23450@yahoo.com.vn: “Có thể giao tiền phạt vi phạm giao thông cho công an sử dụng nhưng phải có điều kiện là: Giảm được tỷ lệ vụ vi phạm và tai nạn giao thông nghiêm trọng (chết người). Theo đó, cứ mỗi người chết hoặc 1% số vụ vi phạm tăng thêm mỗi năm do tai nạn giao thông thì giảm ít nhất 1% tiền phạt được sử dụng của Công an. Như vậy việc phạt mới đi đôi việc kiểm tra, nhắc nhở. Nếu không, thì phạt cứ phạt, vi phạm và tai nạn cứ tăng, thậm chí người ta có thể mong nhiều người vi phạm để có nhiều tiền phạt.”
Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Nguyễn (email anh_hero_hero@yahoo.com.vn): “Xe chở quá tải hư đường cảnh sát giao thông phạt, thì lấy tiền đó để sửa chữa đường bộ chứ sao để lại cho lực lượng làm nhiệm vụ sử dụng, còn đường hỏng thì ông Bộ trưởng giao thông đề xuất thu phí ô tô, xe máy tiếp? Chẳng lẽ ngành công an làm nhiệm vụ cực khổ hơn anh em cán bộ, chiến sĩ Quân đội chúng tôi? Lương, phụ cấp công an và quân đội như nhau, làm nhiệm vụ là trách nhiệm và nghĩa vụ đừng có thưởng kiểu đó thấy khó coi quá.”
Email langlehagiang@gmail.com bày tỏ thông cảm: “Cảnh sát giao thông khá vất vả. Ai đó cứ thử đứng (chỉ cần trong bóng râm) giữa trời mùa hè xem sao thì biết, lại còn ngăn chặn mấy ‘ông trẻ’ đua xe, mấy ông kễnh 5C nữa... Việc tiền xử phạt chuyển cho CSGT sử dụng theo tôi là hợp lý.”
“Đề nghị Quốc hội xem lại các quy định của Bộ Tài chính, Bộ GTVT, không phải cứ có tiền phạt của dân là tùy ý chi tiêu. Có ăn chia thì ở mức vừa phải, còn tập trung đầu tư trang thiết bị nghiệp vụ, đầu tư vào đường sá”, đó là ý kiến của e mail giangth64@yahoo.com.
Ban Bạn đọc