Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố thiết lập lại ‘trục hữu nghị’ giữa Ankara và Moscow.

Phát biểu tại St Petersburg trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau cú đảo chính bất thành vào tháng trước, ông Erdogan gửi lời cảm ơn tới ‘người bạn thân thiết’ là ông Putin.

{keywords}
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc hội đàm tại St Petersburg. Ảnh: Reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, hai nước sẽ khôi phục lại quan hệ ngoại giao và kinh tế, vốn đã bị tổn hại kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay quân sự của Nga trên bầu trời Syria vào năm ngoái.

“Việc ông Putin gọi điện cho tôi một ngày sau khi đảo chính xảy ra là một nhân tố rất mạnh về tâm lý đối với tôi. Trục hữu nghị giữa Moscow và Ankara sẽ được khôi phục lại” – tờ Telegraph dẫn lời ông Erdogan.

“Chuyến công du của ngài tới đây, bất kể tình thế chính trị trong nước đang rất khó khăn, cho tháy rằng chúng ta đều muốn khơi lại đối thoại và khôi phục lại quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ” – ông Putin đáp lời ông Erdogan trong cuộc hội đàm hôm 9/8.

Cũng trong cuộc gặp này, Tổng thống Nga hứa hẹn sẽ ‘từng bước’ gỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc bãi bỏ lệnh cấm các chuyến bay du lịch tới nước này.

Đổi lại, Tổng thống Erdogan hứa sẽ hỗ trợ các dự án năng lượng lớn của Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và đường ống dẫn khí tới châu Âu.

Ông Erdogan còn nói sẽ thúc đẩy ‘hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng’ đôi bên, nhưng không nói thêm chi tiết.

Trong một động thái khác nhằm nâng tầm khôi phục quan hệ giữa Ankara với Moscow, quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng quan hệ giữa nước này với Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng, nếu như Mỹ không trục xuất Fethullah Gulen – nhân vật mà Ankara coi là đã khơi mào cho cuộc đảo chính. Gullen hiện đang ở bang Pennsylvania, Mỹ.

“Nếu Mỹ không giao nộp (Gulen), họ sẽ phải hy sinh quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một kẻ khủng bố” – Bekir Bozdag, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ nói với các phóng viên hôm 9/8.

Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ sự tức giận vì châu Âu quá chú trọng tới việc nước này thanh trừng hàng ngàn công chức sau vụ đảo chính, và không có quan chức nào từ châu Âu tới Thổ Nhĩ Kỳ để thể hiện sự đoàn kết sau khi đảo chính xảy ra.

Các quốc gia châu Âu đã liên tục chỉ trích Ankara khi hàng chục ngàn người bị bắt và nghi ngờ là người ủng hộ ông Gulen.

Cũng trong khi ông Erdogan tới Nga, đảng cầm quyền tại Đan Mạch đã kêu gọi khối châu Âu nên loại bỏ nỗ lực gia nhập châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, vì ‘các sáng kiến thiếu dân chủ’ của ông Erdogan và việc ông vẫn ủng hộ án tử hình.

Lê Thu

Đe dọa đáng sợ của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu

Ankara sẽ rút khỏi thỏa thuận với EU ngăn dòng người di cư đổ vào châu Âu nếu liên minh này không miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ.

Bí ẩn 14 tàu hải quân Thổ mất tích sau đảo chính

Hơn một chục tàu hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn trên biển nhưng không rõ ở nơi nào sau cuộc đảo chính không thành hồi cuối tuần trước.

Máy bay Tổng thống Thổ từng bị chiến cơ đảo chính nhằm bắn

Máy bay chở Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng nằm trong tầm bắn của các chiến đấu cơ thuộc phe đảo chính trong lúc trên đường tới thành phố Istanbul

Thảm kịch từ đảo chính quân sự Thổ Nhĩ Kỳ

Cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc bằng một thất bại nhanh chóng, với hơn trăm người thiệt mạng và nhiều ngàn người bị thương, bị bắt.