Tương lai của thế giới là trí tuệ nhân tạo (AI). Vậy thế nào là trí tuệ nhân tạo, các cấp độ của nó và vì sao mà những bộ óc thiên tài lại lo ngại AI sẽ hủy diệt loài người?
Artificial Intelligence (AI) - trí thông minh nhân tạo là sự mô phỏng các quá trình hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.
Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc để sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng), và tự sửa lỗi.
Nhờ những tiến bộ vượt bậc của công nghệ máy tính, đơn cử như công nghệ học máy (machine learning), mạng thần kinh nhân tạo (neural networks), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), giải thuật di truyền và sáng tạo điện toán (genetic algorithms and computational creativity), trí tuệ nhân tạo đang dần “tiến hoá" từ những chương trình đơn giản thành những cỗ máy biết tự nhận thức.
Purely Reactive: Phản ứng đơn thuần
Đây là hình thái (form) cơ bản nhất của AI. Nó sẽ tiếp nhận các thông tin từ môi trường hoặc tình huống trực tiếp và phản ứng lại với những điều nó thấy.
Trong trường hợp này, AI không có khái niệm về một thế giới rộng lớn hơn, không có ký ức hay liên hệ với các trải nghiệm trong quá khứ để có tác động lên quyết định hiện tại. Dạng AI này thường chỉ chuyên về một lĩnh vực nào đó.
Kỳ thủ 9 đẳng Lee Sedol, người từng 18 lần vô địch thế giới đã để thua chương trình máy tính AlphaGo trong một trận đấu kéo dài 5 ván hồi năm 2016. Cuộc đấu kinh điển này đã thu hút rất nhiều giấy mực của báo giới ở thời điểm đó. AlphaGo mới chỉ là dạng thức thấp nhất của trí tuệ nhân tạo. |
Ví dụ dễ hiểu nhất của hình thái này là chương trình Deep Blue của IBM. Đây là chương trình đã thắng huyền thoại của làng cờ vua, Garry Kasparov.
Đó là trận đấu cờ vua kéo dài 6 ván vào năm 1997. Thất bại của Kasparov trong ván 6 đã đánh dấu việc lần đầu tiên một chiếc máy tính đánh bại một nhà vô địch cờ vua thế giới. Trận đấu kéo dài với một lượng ván đấu nhất định, điều này cộng với thực tế là Kasparov thua chóng vánh chỉ trong 19 nước đã tạo ra một cơn địa chấn trên truyền thông lúc đó.
Một ví dụ kinh điển khác là chương trình AlphaGo của Google DeepMind. Tháng 3/2016, AlphaGo đã đánh bại kỳ thủ cờ vây Lee Sedol. Đây là lần đầu tiên một chương trình máy tính có thể đánh bại kỳ thủ 9 đẳng chuyên nghiệp mà không cần chấp.
Limited Memory: Trí nhớ giới hạn
Những chiếc xe tự lái hay các con chatbot tự động chính là hình thái thứ 2 của AI. Ở dạng này, AI tự kết hợp các dữ liệu sẵn có để tiến hành ra quyết định. Trong hình là mẫu ô tô tự lái đang được vận hành thử nghiệm ngay tại Việt Nam bởi FPT. |
Limited Memory hay Trí nhớ giới hạn là hình thái tiếp theo trong chuỗi tiến hóa của AI. Các chương trình sử dụng công nghệ dạng này sẽ có khả năng xem xét một số mẩu thông tin đã diễn ra rồi kết hợp chúng với các nhận định sẵn có về thế giới. Bộ nhớ và kinh nghiệm của nó chỉ đủ để đưa ra quyết định chính xác và tiến hành các hành động phù hợp.
Ví dụ tiêu biểu cho hình thái này là những con chatbot simsimi. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào công nghệ xe tự lái hoặc các trợ lý ảo. Đây cũng là hình thái hiện đang được tập trung nghiên cứu phát triển nhiều nhất bởi tính ứng dụng rất cao của nó trong việc phục vụ cuộc sống con người.
Theory of Mind: Lý thuyết của tâm trí
Khi tiến hóa lên Theory of Mind, AI có thể hiểu được suy nghĩ và cảm xúc, đồng thời có thể tác động lên hành vi của con người. Những chương trình này có thể tương tác với con người và thực hiện việc tương tác xã hội.
C-3PO và R2-D2, hai nhân vật tiêu biểu trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War). |
Ví dụ dễ hiểu nhất của dạng AI này là hai nhân vật robot C-3PO và R2-D2 của loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War). Đó cũng có thể là nhân vật Sonny trong bộ phim nổi tiếng I, Robot.
Đây là loại hình AI mới và hiện mới chỉ đang trong giai đoạn được đầu tư phát triển. Một trong những thành quả đầu tiên của thế hệ AI này là sự ra đời của Sophia, công dân robot đầu tiên trên thế giới.
Một trong những ví dụ của C-3PO và R2-D2 trên thực tế là Sophia, cư dân robot đầu tiên của thế giới. Sophia có thể trò chuyện và thực hiện các biểu cảm khuôn mặt y hệt như người thật. |
Sophia được chăm sóc trong phòng thí nghiệm Hanson Robotics (Hồng Kông), nơi cỗ máy được sinh ra. |
Một sinh viên Đại học Hong Kong tham gia buổi tọa thiền cùng với Sophia. |
Sophia là robot giao tiếp do David Hanson, kỹ sư sáng tạo từng làm việc cho hãng Disney phát triển. Nó được thiết kế để mô phỏng hành vi xã hội, lấy cảm hứng từ tình yêu thương và lòng trắc ẩn ở con người.
Cỗ máy này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Elle và tham gia nhiều chương trình phỏng vấn trên truyền hình. Trong buổi lễ mở màn một hội thảo công nghệ tại Ả-rập Xê-út, chính phủ nước này thậm chí còn cấp quyền công dân cho Sophia.
Đây cũng là người máy đầu tiên được Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm Đại sứ Tri thức. Các nhà nghiên cứu đang kỳ vọng rằng thế hệ những cỗ máy AI như Sophia sẽ là đẳng cấp tiếp theo của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Self-aware: Tự ý thức
Đây là hình thái cao cấp nhất của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Loại AI này có thể tạo một số dạng tính cách đại diện về bản thân chúng. Đây được xem như phiên bản nâng cấp của dạng Theory of Mind.
Ở dạng cuối cùng, những chương trình máy tính sẽ có cảm xúc và tính cách của riêng chúng. Đây cũng là lý do mà các thiên tài công nghệ lo sợ robot sẽ làm xáo trộn cuộc sống của con người. |
Những chương trình ở cấp độ này có thể nhận thức được về trạng thái nội quan của chúng. AI cũng có thể dự báo được cảm xúc của người khác bằng việc suy luận thông qua việc hình thức các tư duy trừu tượng.
Đây chính là thế hệ những cỗ máy siêu thông minh, siêu nhạy cảm và vô cùng tỉnh táo. Đó cũng chính là lý do mà những bộ óc thiên tài của thế giới như Elon Musk, Bill Gates và Stephen Hawking tỏ ra lo ngại về thời kỳ trí tuệ nhân tạo lên ngôi và hủy diệt loài người.
Trọng Đạt
Trung Quốc phóng tên lửa tư nhân, muốn làm siêu cường vũ trụ
OneSpace là dự án tên lửa đầu tiên của Trung Quốc được phát triển bởi giới tư nhân. Về bản chất, dự án tên lửa này cũng giống với SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
Taxi bay cất cánh như trực thăng sắp có chuyến đón khách đầu tiên
Chiếc Taxi bay UberAir sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2020 và chính thức đi vào hoạt động khoảng 3 năm sau đó.
Học sinh tự làm robot năng lượng gió
Tự làm robot năng lượng gió, khám phá những điều diệu kỳ về vũ trụ, công nghệ vệ tinh,… là những trải nghiệm thực sự thú vị với các em học sinh khi tham gia vào Ngày hội Khoa học và Công nghệ Vũ trụ
Xem hàng ngàn robot tự phối hợp đóng gói đơn hàng
Hàng nghìn robot phối hợp đóng gói hàng trên một hệ thống rộng gấp nhiều lần 1 sân bóng đá mà chúng không bao giờ va chạm nhau.
Chó robot biết leo trèo, tự lập bản đồ vượt chướng ngại vật
Những con chó robot SpotMini từng là hiện tượng mạng xã hội khi nhận được cả triệu lượt xem trên Youtube nhờ khả năng di chuyển và chạy nhảy vô cùng linh hoạt