1. Truông nhà Hồ thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?

  • Quảng Bình, Quảng Trị
  • Đà Nẵng
  • Mỹ Tho, Bến Tre
  • Kiên Giang
Chính xác

Theo một số ghi chép thời phong kiến, truông nhà Hồ thuộc xứ Thuận Hóa, nay là huyện Lệ Thủy, Quảng Bình và huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Truông có diện tích khá lớn, bao trùm một phần phía bắc huyện Vĩnh Linh (nay là các xã Vĩnh Tú, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp).

2. Từ “truông” có nghĩa là gì?

  • Đầm phá
  • Bản làng trù phú
  • Thành trì kiên cố
  • Vùng đất hoang vắng
Chính xác

Theo giải thích của nhân dân trong vùng, từ “truông” có thể hiểu là một vùng đất hoang vắng, cây cối rậm rạp, rất ít dân cư sinh sống. Về danh từ “nhà Hồ”, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh ý nghĩa của nó. Một số ý kiến cho rằng, truông nhà Hồ có thể liên quan đến quá trình trị vì của vua Hồ Quý Ly.

3. Vì sao thời phong kiến, truông nhà Hồ nổi tiếng nguy hiểm?

  • Nơi đây có nhiều thú dữ
  • Nơi đây có giặc cướp hoành hành
  • Nơi đây có địa thế hiểm trở
  • Nơi đây có nhiều loại dịch bệnh
Chính xác

Theo Giáo sư Tôn Thất Bình - chuyên gia về văn hóa dân gian Trung Bộ, khu vực truông nhà Hồ xưa kia có các toán cướp đến trú ẩn. Chúng dựng sào huyệt, thu tiền mãi lộ, thậm chí cướp bóc, giết hại những đoàn người đi qua. Nhiều lần triều đình cử quan quân đánh dẹp nhưng không được.

Lâu dần, truông nhà Hồ trở thành địa danh gây ám ảnh cho nhân dân trong vùng.

Trong cuốn Phủ biên tạp lục, vị đại quan Lê Quý Đôn có nhắc đến sự vắng vẻ của nơi này: “Đường vào Thuận Hóa chỉ từ xã Phù Tôn, huyện Lệ Thủy đến xã Hồ Xá, huyện Minh Linh mới có cư dân 2 bên đường, hành khách mới có chỗ ngủ trọ”.

4. Sau sự can thiệp của thế lực nào, truông nhà Hồ trở nên yên bình?

  • Vua Lê
  • Chúa Trịnh
  • Chúa Nguyễn
  • Khởi nghĩa Tây Sơn
Chính xác

Từ thế kỷ XVII, sau khi các chúa Nguyễn Nam tiến và gây dựng cơ đồ ở Đàng Trong, lượng người di chuyển giữa phía Bắc và phía Nam của đất nước ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vì giặc cướp ở truông nhà Hồ, không ít người vô tội phải bỏ mạng.

Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu nắm quyền, ông cho quân đánh dẹp nhiều lần nhưng không thành công. Về sau, quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng cầm quân và tiêu diệt được tận gốc đám cướp ở truông nhà Hồ.

Về chiến công của quan Nội tán, nhân dân trong vùng có nhiều giai thoại khác nhau. Một số người kể ông điều binh lực hùng hậu, phát hết cây bụi, khiến giặc cướp không còn chỗ trốn.

Số khác lại lưu truyền câu chuyện ông giả làm khách buôn, tình nguyện để toán cướp bắt về sào huyệt. Ngồi trên xe, ông chọc thủng một bao hàng khiến thóc gạo vương vãi dọc đường. Quân lính cứ theo dấu vết đấy tìm ra sào huyệt của giặc.

5. Sau này, truông nhà Hồ trở thành nơi trú ẩn của nghĩa sĩ chống Pháp dưới thời vị vua nào?

  • Vua Hàm Nghi
  • Vua Thành Thái
  • Vua Duy Tân
  • Vua Tự Đức
Chính xác

Sau khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, các nghĩa sĩ Cần Vương đi theo vua Hàm Nghi đã chọn khu vực quanh truông nhà Hồ làm nơi trú ngụ, xây hào lũy đánh giặc.

Đến kháng chiến chống Mỹ, truông nhà Hồ không còn là nơi hoang vắng mà trở thành đường lớn. Sau năm 1972, các đoàn khí tài quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam cũng thường đi qua đây.