- Trao đổi với báo chí về việc vì sao tỷ lệ người tự ứng cử vào Quốc hội ngày càng ít, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng "chủ yếu là do những người đó chưa đủ tiêu chuẩn".


Bình đẳng

Tại hội nghị hiệp thương ở MTTQ vừa rồi có ý kiến đề xuất rằng nêu đưa ra một tỷ lệ nhất định số ĐB tự ứng cử trúng cử, giống như các cơ cấu khác về người ngoài Đảng, đại biểu dân tộc. Ủy ban Thường vụ QH có xem xét đề xuất này không?

- Trong định hướng chỉ đạo chung đã đưa ra chủ trương phải tạo điều kiện cho những người ứng cử đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.

Việc tự ứng cử cũng phải theo quy trình. Đó là, ứng viên phải nhận được sự đồng tình từ nơi cư trú, nơi công tác.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên (giữa): Tránh tình trạng nơi này nơi kia chọn liên danh có trình độ chênh lệch quá, người ta nói 'quân xanh, quân đỏ', dư luận không hay. Ảnh: LAD
Sau đó, trong quá trình các cơ quan chức năng xem xét nếu thấy không vi phạm gì về tiêu chuẩn đối với ĐBQH thì người đó hoàn toàn có thể được đưa vào danh sách để ứng cử. Kết quả tùy thuộc vào cử tri.

Thống kê cho thấy các nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ người tự ứng cử trúng cử đang ngày càng ít đi. Theo ông, lý do là gì?

- Về mặt quy định pháp lý thì có thể vẫn phải nghiên cứu sâu hơn. Nhưng quyền quyết định ai trúng cử hay không là do cử tri.

Nếu ứng viên đủ tiêu chuẩn, dân cảm thấy có thể gửi gắm được thì cử tri sẽ giới thiệu anh ngay từ khâu đầu tiên. 

Nhà nước chúng ta tạo điều kiện và khuyến khích những cá nhân nào được dân tín nhiệm và đủ tiêu chuẩn thì cứ mạnh dạn nộp đơn ứng cử. Các tiêu chuẩn thì luật đã quy định rõ rồi, đầu tiên là phải nhậń được sự tín nhiệm từ khu dân cư đã. Quy trình hiệp thương bình đẳng giữa ứng viên tự do nộp đơn và ứng viên được tổ chức giới thiệu.

Vậy nhưng tỷ lệ này vẫn rất thấp?

- Tôi cho rằng những người đó chưa trúng cử chủ yếu do chưa đủ tiêu chuẩn.

Bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử vào Quốc hội
Muộn nhất đến 17h ngày 18/3, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
 
"Nhiều người muốn ứng cử mà không dám"
Làm công tác bầu cử 20 năm nay, tôi thấy nhiều người tâm huyết muốn tự ứng cử mà không dám vì sợ không trúng - ý kiến ông Đỗ Duy Thường.
 
"Dân không tin những lời hứa mỹ miều"
Trò chuyện với người duy nhất tự ứng cử đã trở thành đại biểu Quốc hội khóa XII, người từng nộp hồ sơ ở khóa trước nhưng thất bại.

Người dân đang có một đòi hỏi là các ứng viên phải có chương trình hành động rõ ràng để dễ giám sát hoạt động của đại biểu sau này. Kỳ bầu cử này có đưa ra một yêu cầu nào không, thưa ông?

- Chương trình hành động của đại biểu nhìn chung trong nhiều khóa vừa qua chưa được tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Có thể là do người ta chưa thực sự coi trọng chuyện này.

Mặt khác, tùy theo cương vị khác nhau của ứng viên mà người ta sẽ khó đề cập đến các nhu cầu sát sườn của địa phương. Chẳng hạn, các ứng viên TƯ thường chỉ nói về những vấn đề, chủ trương, chính sách vĩ mô. Do đó mà sẽ khó sát với đòi hỏi và nhu cầu thiết thân mà người dân quan tâm.

Trong khi đó, nhiều ứng viên là doanh nghiệp địa phương lại nói những vấn đề cụ thể liên quan thiết thực đến dân nên có thể cơ hội trúng cử của họ nhiều hơn. Ví dụ như, nếu tôi trúng cử thì tôi có thể làm đường xá, trường học, bệnh viện...  Nói như vậy dễ được lòng dân và dễ trúng cử hơn. Do đó có thể những người có hàm lượng chất xám, trí tuệ cao hơn nhưng không có những lời hứa thiết thực giống như DN thì lại không được bầu.

Nói chung những người có quyền năng cụ thể có thể hứa về việc sẽ chi tiền để đầu tư cụ thể. Các ứng viên TƯ thường không thể hứa như vậy được.

Việc cử tri giám sát đại biểu là cần thiết. Nhưng hiện giờ vẫn đang có tình trạng mỗi khi tiếp xúc thì ta toàn gặp các cử tri chuyên nghiệp, trong lúc đại biểu kiêm nhiệm. Thật ra, ở trên cấp TƯ thì cởi mở hơn nhưng ở dưới địa phương chuyện này vẫn đang bị quan niệm cứng nhắc.

Thứ nhất có thể do địa phương người ta vẫn quen bệnh thành tích, thứ hai sợ phát sinh vấn đề ngoài dự kiến không xử lý kịp.

Tránh 'quân xanh, quân đỏ'

Trong các kỳ bầu cử luôn có khoảng 1/3 đại biểu tái cử. Việc chọn đại biểu tái cử dựa trên tiêu chí nào, thưa ông? Làm thế nào để đảm bảo chọn đúng 1/3 số đại biểu hoạt động chất lượng nhất trong số 500 đại biểu đang hoạt động?

- Tỷ lệ cơ cấu chỉ là định hướng, còn quyền lựa chọn vẫn là ở cử tri. Đặt ra cơ cấu tỷ lệ tái cử như vậy cũng là để thu hút các đại biểu đã am hiểu và có kinh nghiệm hoạt động tích cực trong suốt nhiệm kỳ.

Và đề ra cơ cấu như vậy thôi chứ chưa chắc những ứng viên được giới thiệu đã tái cử. Ở nhiều khóa, lại có nhiều gương mặt mới có hàm lượng chất xám cao hơn các đại  biểu đang hoạt động.

Nhưng nhiều ĐB phản ánh rằng có những người cả nhiệm kỳ không một lần phát biểu trên hội trường. Vậy theo ông, chúng ta có cách nào để định lượng bằng các chỉ số cụ thể nhằm đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu?

- Thời gian hoạt động trong Quốc hội có hạn. Một nhiệm kỳ không quá dài nên càng đòi hỏi anh phải có năng lực thực tiễn, có đầy đủ kỹ năng hoạt động. Ngoài ra, quan trọng nhất là phải có bản lĩnh.

Mỗi khi tiến hành bầu cử thì vẫn phải đưa ra tiêu chuẩn thế này, thế kia cho dân bầu. Sau đó, khi đã trúng cử thì các cơ quan Quốc hội sẽ phải đào tạo, bồi dưỡng để những người mới lần đầu vào Quốc hội được trang bị các kỹ năng cần thiết, hoặc ĐB tái cử có kinh nghiệm sẽ truyền nghề.

Mỗi khóa Quốc hội thì chất lượng đại  biểu đều được nâng lên.

Tuy nhiên, quả thật vẫn còn có không ít đại biểu chưa phát huy tốt năng lực, chưa làm tròn trách nhiệm. Đây cũng là bài học để các nhiệm kỳ về sau phải tìm và giới thiệu được những ứng viên có chất lượng cao hơn.

Hiện các thành viên hội đồng bầu cử vẫn đang đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử  ở các địa phương. Nội dung kiểm tra tập trung vấn đề gì?

-  Chúng tôi đi kiểm tra xem việc tổ chức quán triệt các văn bản của cơ quan có thẩm quyền đến đâu, tiến hành hiệp thương đợt 1 chuẩn bị danh sách cho đợt 2 thế nào.

Vấn đề đáng chú ý là xem xét các liên danh để bầu chọn đại biểu. Phải chọn người ngang sức ngang tài để ai đủ tiêu chuẩn sẽ trúng cử. Tránh tình trạng nơi này nơi kia chọn liên danh có trình độ chênh lệch quá, người ta nói 'quân xanh, quân đỏ', dư luận không hay. Tôi nhắc lại, yêu cầu số 1 là chất lượng. Nhiều người có thể tham gia vào QH nhưng phải chọn người tiêu biểu nhất trong số đó.

  • Lê Nhung (ghi)


Bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử vào Quốc hội
"Nhiều người muốn ứng cử mà không dám"
"Dân không tin những lời hứa mỹ miều"

Tối đa 20% đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng

"Không nên vừa đá bóng vừa thổi còi"

'Cơ cấu cứng' trong mắt Phó Chủ tịch QH

Xin giữ nguyên cơ cấu