Chỉ số DXY tăng 0,8% so với mức thấp trong nhiều tuần qua, đạt 104,15 điểm vào chiều thứ 6 theo giờ Mỹ, tiến sát mức cao lịch sử ngày 13/5. Bởi, giới đầu tư Mỹ đang đổ xô mua USD khi nhận thấy lạm phát sâu hơn dự đoán. Số liệu mới công bố đang làm lu mờ kỳ vọng về việc lạm phát đã đạt đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt. Hiện chỉ số DXY vẫn duy trì ở mức trên 104 điểm.
Đồng USD biến động mạnh do phản ứng trước những quyết sách của Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu lạm phát của tháng 5. Kết quả, CPI tháng 5 đã tăng 8,6% so với 1 năm trước và tăng 1% so với tháng 4, vượt mức dự đoán của các chuyên gia.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức 3,15% và kỳ hạn 30 năm ở mức 3,22%, cả hai đều ở mức cao nhất kể từ ngày 9/5. Bên cạnh đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đang giảm hơn 2%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ lâu đã thông báo về việc không tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản cho cuộc họp hôm thứ Tư vừa qua, dự định sẽ được công bố vào các tháng tới.
Rõ ràng, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu mất đà, người tiêu dùng bị siết chặt bởi chi phí sinh hoạt tăng và đang rút tiền tiết kiệm để bù đắp. Thêm vào đó, thị trường nhà ở căng thẳng trong bối cảnh lãi suất thế chấp tăng cao. Ngoài ra, các DN Mỹ đang cảnh báo họ có thể sa thải công nhân khi cố gắng duy trì biên lợi nhuận.
Tuy nhiên, những lo ngại trên sẽ không ngăn cản Fed thực hiện hai đợt tăng lãi suất trong mùa hè, bởi đơn giản lạm phát giờ đã quá cao, bất chấp các dấu hiệu nền kinh tế đang chậm lại. Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra vào tháng 9, liệu Fed có tạm dừng quyết định nếu lạm phát hạ nhiệt hoặc rủi ro suy thoái gia tăng.
Điểm dễ nhận thấy, Fed đang linh động trong kế hoạch của mình, luôn để ngỏ tình hình trước những phản ứng của thị trường. Dự báo lãi suất sẽ được điều chỉnh cao hơn, song những điều chỉnh của Fed chưa chắc đã vượt quá mức giá thị trường hiện tại.
Đối với giá trị đồng USD hiện tại, rất khó để kêu gọi các nền kinh tế mạnh trên thế giới lựa chọn đồng USD làm thước đo chính sách tiền tệ. Điển hình, đồng Euro đang chịu ảnh hưởng của giá năng lượng tăng vọt, trong khi đồng Yên đang được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nới lỏng, đồng Bảng Anh đại điện giao dịch cho các thị trường chứng khoán không ổn định
Nói cách khác, đồng USD sẽ không được ưa chuộng cho đến khi triển vọng kinh tế của phần còn lại của thế giới bắt đầu được cải thiện.
Tuần tới, khi ngân hàng trung ương các nước họp bàn, lĩnh vực ngoại hối có thể sẽ bị rung chuyển. Còn đối với các quan chức Fed, gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm.
Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến nâng lãi suất nhưng trong vẫn thận trọng. Cuộc họp sẽ kết thúc vào thứ Năm, nếu tỷ giá tăng thêm một phần tư điểm, thì con số đó không theo kịp được tốc độ tăng của thị trường tiền tệ đang ở mức 30%. Các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Trung ương Anh cần tăng lên nửa điểm phần trăm, nếu vậy sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Tại Thụy Sĩ, ngân hàng trung ương nước này cũng công bố quyết định của mình vào thứ Năm. Đây là quyết định quan trọng nhất trong nhiều năm, thị trường tiền tệ đang kỳ vọng 70% cơ hội tăng lãi suất ngay lập tức trong kỳ họp này.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ kết thúc cuộc họp vào thứ Sáu. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, các quan chức ngân hàng tỏ rõ thái độ, những thay đổi chính sách không nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp này.
Cách giữ vững lập trường này không khác nào giáng một đòn mạnh vào đồng Yên, khiến đồng tiền này ngày càng suy yếu. Lý do là bởi các quan chức ngân hàng nước này hy vọng lạm phát nếu có xảy ra ở Nhật Bản sẽ phải chống chọi với tình trạng giảm phát tại đây, trong nhiều thập kỷ.
Ngọc Cương