1. Vị trạng nguyên nào từng khiến vua hai lần bật khóc?
-
Cao Bá Quát
0%
- Mạc Đĩnh Chi
0%- Đặng Công Chất
0%- Lương Thế Vinh
0%Chính xácLương Thế Vinh (1441 – 1496) sinh ra tại Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Lê Sơ. Ông từng hai lần khiến vua phải bật khóc.
Lần đầu, ông ở dưới nước, giả vờ chết đuối khi bị vua thử lòng. Lần thứ hai, vua khóc vì Lương Thế Vinh đột ngột qua đời ở tuổi 55. Vua Lê Thánh Tông có làm một bài thơ khóc Trạng:
“Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta”.
2. Vì sao dân gian gọi ông là Trạng Lường?
-
Vì ông phụ trách quản lý tiền bạc cho vua
0%
- Vì ông có tài chiêm tinh, đoán trước sự việc
0%- Vì ông giỏi về toán học, đo đạc
0%- Vì ông nhiều lần hiến kế cho vua
0%Chính xácTrạng nguyên Lương Thế Vinh rất giỏi về toán học và đo lường, vì vậy nhân dân gọi ông là Trạng Lường. Lương Thế Vinh làm quan tới chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm.
Ngoài các tác phẩm toán học, ông cũng nghiên cứu âm nhạc dân gian, ví dụ hát chèo. Vua Lê Thánh Tông từng giao cho ông trọng trách đặt ra các quy định về lễ nhạc triều đình.
3. Trạng Lường Lương Thế Vinh nổi tiếng với tác phẩm toán học nào?
-
Bút toàn chỉ nam
0%
- Chỉ minh lập thành toán pháp
0%- Cửu chương lập thành tính pháp
0%- Đại thành toán pháp
0%Chính xácĐại thành toán pháp là cuốn sách toán học được Trạng nguyên Lương Thế Vinh biên soạn từ giữa thế kỷ XV. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn lưu giữ được những bản in từ thời Lê trung hưng và thời nhà Nguyễn.
Sách Đại thành toán pháp đề cập tới phép nhân, chia, bảng cửu chương, các phép đặt ẩn, tìm ẩn, giải toán đại số. Ngoài ra, Lương Thế Vinh còn nói về số Pi, cách tính diện tích hình phẳng, tính chiều cao vật thể theo độ dài bóng nắng...
Đặc biệt, Đại thành toán pháp còn có nội dung tính thể tích, khai căn của một con số, phép quy đổi tỷ giá tiền tệ.
4. Lương Thế Vinh từng tạo ra vật dụng nào?
-
Đồng hồ cát
0%
- Đồng hồ nước
0%- Bàn tính gẩy
0%- Kính viễn vọng
0%Chính xácMột số tài liệu xem Lương Thế Vinh là nhân vật chế tạo ra bàn tính gẩy cho người Việt. Ban đầu, ông làm bàn tính bằng đất, rồi thay bằng trúc, gỗ. Ông cho sơn màu khác nhau để người dùng dễ ghi nhớ con số.
Dân gian cũng ghi lại nhiều câu chuyện về trí tuệ của Trạng Lường Lương Thế Vinh. Ví dụ, khi còn nhỏ, quả bóng bằng bưởi của ông lăn xuống một cái hố sâu, Lương Thế Vinh bèn kêu gọi các bạn đổ nước vào để quả bưởi nổi lên và dễ dàng lấy ra.
Về sau, sứ thần nhà Minh vì muốn thử tài dân nước Việt đã yêu cầu Lương Thế Vinh cân một con voi. Trạng Lường nghĩ ra cách dẫn voi xuống thuyền, đánh dấu mực nước dâng lên bên mạn thuyền. Cuối cùng, ông thay voi bằng các khối đá, sao cho mực nước dâng lên mốc cũ, chỉ cần cân hết khối đá là có được cân nặng của voi.
5. Đương thời, đối thủ cạnh tranh với Lương Thế Vinh về đạo học là ai?
-
Quách Đình Bảo
0%
- Nguyễn Hiền
0%- Đào Sư Tích
0%- Vũ Tuấn Chiêu
0%Chính xácTương truyền, Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng thông minh, ham học tại vùng Sơn Nam (Thái Bình, Nam Định ngày nay). Đây cũng là quê của Trạng Lường, vì vậy, hai người có sự cạnh tranh trong khoa cử.
Năm đó, khi sắp đến kỳ thi do triều đình tổ chức, Quách Đình Bảo ngày đêm dùi mài kinh sử đến mức quên ăn quên ngủ. Về phía Lương Thế Vinh, ông lại ung dung thả diều cùng bạn bè. Kết quả, những bài thi đầu Quách Đình Bảo vượt trội, tuy nhiên, đến kỳ thi Đình năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên, còn Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa.
- Nguyễn Hiền
- Đồng hồ nước
- Chỉ minh lập thành toán pháp
- Vì ông có tài chiêm tinh, đoán trước sự việc
- Mạc Đĩnh Chi