Video: Voenhronika.ru

Video được trang quân sự Voenhronika.ru đăng hôm 12/11 cho thấy, chiếc UAV trinh sát Nga đã phát hiện xe chở tên lửa phòng không Buk của Ukraine được triển khai ở một khu vực không xác định thuộc Donbass. Ngay sau đó, một chiếc UAV cảm tử Lancet Nga được điều tới đó để thực hiện nhiệm vụ tấn công vào xe chở tên lửa.

UAV cảm tử sắp lao vào xe chở tên lửa Buk Ukraine. Ảnh: Voenhronika.ru

Theo các chuyên gia quân sự, lý do hai chiếc UAV trinh sát và cảm tử Nga có thể tự do hoạt động gần xe chở tên lửa Buk mà không bị bắn hạ là bởi radar phòng không thuộc hệ thống này không có mặt ở đó, khiến kíp chiến đấu Buk Ukraine dù đã điều khiển bệ phóng tên lửa nhưng không thể khóa mục tiêu đối phương trên không. 

Buk, trong tiếng Nga nghĩa là cây Sồi, là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung được Liên Xô đưa vào biên chế quân đội từ năm 1979. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom chính xác, trực thăng, tiêm kích hay các loại UAV của đối phương.

Một xe chở tên lửa thuộc hệ thống phòng không Buk của Ukraine. Ảnh: Mil.in.ua

Theo biên chế quân đội Liên Xô trước đây, mỗi tiểu đoàn Buk sẽ bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu (SOTs); 6 xe phóng tự hành SOU, trong đó mỗi xe sẽ mang theo 4 quả tên lửa phòng không cùng 4 quả dự trữ; 3 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn PZU. Thời gian để triển khai tác chiến của tổ hợp Buk là khoảng 5 phút.

Hệ thống radar của phiên bản Buk đời đầu có thể phát hiện máy bay đối phương bay ở 65-77km. Về sau, Liên Xô trang bị cho Buk hệ thống radar TAR 9S18M1-1 mới hơn, nên các binh sĩ tác chiến có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 140km với trần bay lên tới 25km. 

Radar TAR 9S18M1-1 của hệ thống Buk. Ảnh: Wikipedia

Tên lửa được hệ thống Buk đời đầu sử dụng có tên 9M38, trọng lượng 690kg; tầm bắn từ 4-30km; trần bắn từ 25-18.000m. Ở những phiên bản sau, tầm bắn và trần bắn của tên lửa cũng được nâng cao hơn. 

Thông số những loại tên lửa được hệ thống Buk-M1 và nhiều phiên bản nâng cấp sử dụng