Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, dự án luật cần thể hiện rõ hơn cách tiếp cận gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hợp tác quốc tế mà nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển là trọng tâm.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mới đây, đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đoàn Hà Nội) tham gia một số góp ý liên quan đến biển, đảo vì đây là vấn đề có tính chiến lược.

Theo đại biểu, dự án luật cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm, chủ trương lớn và giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

202311272111109336 ta dinh thi.jpg
Đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Cụ thể, cần nhấn mạnh quan điểm “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển”.

Về chủ trương lớn “Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển; không ngừng củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển”.

Về giải pháp, hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. 

Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, dự án luật cần thể hiện rõ tư duy “hướng biển, tiến ra biển, làm chủ biển, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường và không gian biển”. Bởi nước ta có diện tích biển gấp gần 3 lần diện tích đất liền, hơn 3.260 km bờ biển, hơn 3.000 đảo và quần đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, biển đảo gắn liền với lịch sử, văn hóa và quá trình dựng nước và giữ nước, không chỉ là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là môi trường sinh tồn, phát triển đời đời bền vững của dân tộc Việt Nam. Biển Đông có lợi thế quan trọng về địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế, địa tự nhiên đối với nước ta.

Với cách tiếp cận như trên, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị cần rà soát, chỉnh lý, bổ sung vấn đề về biển, đảo trong các điều, khoản liên quan của dự thảo Luật.

Cụ thể, dự án luật cần thể hiện rõ hơn cách tiếp cận gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hợp tác quốc tế mà nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển là trọng tâm.

Đại biểu Tạ Đình Thi mong muốn ban soạn thảo có thể cân nhắc thiết kế hẳn một điều quy định về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hợp tác quốc tế nói chung, trong đó có phát triển bền vững kinh tế biển…

Đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển

Đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển.
10 năm sau đề xuất lập Bộ kinh tế biển

10 năm sau đề xuất lập Bộ kinh tế biển

Đề xuất thành lập Bộ kinh tế biển được các chuyên gia đưa ra hồi năm 2014, đến nay ý tưởng này vẫn được cho là đề xuất táo bạo nhưng cần nghiên cứu kĩ lưỡng thêm.