“Thư gửi con gái!

Bố mẹ xin lỗi vì đã để tuột mất con, Bảo Lâm à! Ngày con mất trên bàn mổ, bố thực sự không thể đứng vững, nhưng vì gia đình, còn mấy chị em của con nên bố đành cố gắng. Chị gái song sinh với con là Bảo Loan mổ tim rồi, nhưng giờ lại tiếp tục hở van tim. Bố sợ lắm, bố sợ chị con cũng rời bỏ bố. Những chuyến xe ôm chở khách chỉ đủ để trang trải cuộc sống gia đình ta. Sau lưng bố còn có 3 chị em của con, có cả gánh nặng, có em gái bố cũng tàn tật…”.

Mỗi lần mệt mỏi, anh Nguyễn Như Đức lại đặt bút viết thư gửi người con gái đã mất. Những dòng thư đẫm nước mắt  đủ thấy anh đang bất lực như thế nào.

{keywords}

Mất một đứa con vì bệnh tim, nay đứa còn lại tiếp tục bệnh khiến anh Đức vô cùng sợ hãi

Có lẽ chẳng có ngôn từ nào diễn tả được hết nỗi khổ của gia đình anh Nguyễn Như Đức và chị Nguyễn Thị Bé (27 tuổi), trú tại thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Khó khăn cứ tới dồn dập khiến anh Đức gần như kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn kinh tế. Người đàn ông trụ cột của gia đình chỉ nặng chưa đầy 43kg. Những chuyến xe ôm giá rẻ ở vùng quê nghèo là nguồn sống duy nhất để anh nuôi vợ cùng các con thơ. Một đứa trong cặp song sinh đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo, đứa còn lại cũng phát hiện ra bệnh. Anh còn đèo bòng thêm cô em gái câm điếc và bà nội 95 tuổi đau yếu triền miên.

{keywords}
Hình ảnh bé Loan lúc mổ tim, nay lại tiếp tục hở van tim

Cùng mang số phận buồn khổ, anh Đức, chị Bé đồng cảm với nhau mà nên duyên vợ chồng. Bố và em trai lần lượt qua đời, anh Đức sớm trở thành trụ cột nuôi mẹ già, em gái tàn tật. Còn chị Bé cũng bất hạnh khi có bố bị thần kinh, chị gái mất sau cơn bạo bệnh, chỉ còn người mẹ ốm yếu buôn bán vỉa hè sống qua ngày.

Năm 2014, anh chị kết hôn, lần lượt sinh các con gồm: cháu Nguyễn Thị Linh (6 tuổi), hai bé sinh đôi Nguyễn Thị Bảo Loan, Nguyễn Thị Bảo Lâm (3 tuổi, cả hai đều mắc bệnh tim, cháu Lâm đã mất), con út Nguyễn Như Dũng (1 tuổi).

Năm em trai anh Đức mất cũng là năm chị Bé chuyển dạ, sinh ra hai bé gái kháu khỉnh Bảo Loan và Bảo Lâm. Lúc mới chào đời, Loan và Lâm đều nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Cho đến khi 9 tháng tuổi, triệu chứng bụng chướng, ho nhiều và thở dốc mới xuất hiện. Ôm hai đứa con tím tái trên tay vào Huế thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện ra căn bệnh tim bẩm sinh, buộc phải mổ gấp.

{keywords}
Vết mổ dài trên cơ thể bé gái Bảo Loan
{keywords}
Cậu con út khóc nức nở vì đói
{keywords}
Sinh hoạt hằng ngày của người em bệnh tật đều nhờ cả vào anh Đức

Ở quê nhà, mẹ anh gạt nước mắt, rao bán trâu gom tiền gửi vào Huế cứu cháu. Nhưng do sức khỏe yếu, bệnh ngặt nghèo nên bé Bảo Lâm đã mất ngay trên bàn mổ. Còn bé Bảo Loan sau ca phẫu thuật lại tiếp tục hở van tim. Người đàn ông khốn khổ không biết làm thế nào để cứu con.

Ngày trước cũng có nhà hảo tâm giúp đỡ, nhưng số tiền đó chỉ đủ để trả nợ đợt mổ tim kia. Nghề xe ôm của em không đủ nuôi cơm ăn cả nhà, có khi còn bữa đói bữa no. Giờ con cần chữa bệnh mà không có tiền, em sợ mất nốt đứa này mất thôi”, anh Đức nghẹn lại.

Để tích góp thêm tiền cho con gái chữa bệnh trong thời gian sắp tới, anh buộc lòng phải đưa vợ và các con ra thành phố Hà Tĩnh thuê nhà trọ với 700.000 đồng/tháng, tiện cho việc đi làm. Hằng ngày vợ anh ở nhà chăm con, anh tranh thủ chạy xe ôm. Thế nhưng những chuyến xe giá rẻ ngắn ngủi chỉ đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày, gửi về cho mẹ chút tiền mua thức ăn cho bà và người em gái tàn tật.

Bà Hoàng Thị Vinh (95 tuổi, bà nội anh Đức) nước mắt lưng tròng, nắm lấy tay tôi cầu cứu: “Giúp đỡ vợ chồng nó với nhé con. Bà thương chúng nó lắm, nhưng bà không còn sức để giúp được chúng nữa rồi”.

{keywords}
Gia đình đói khổ bấu víu lấy nhau nhưng bất hạnh chưa thôi bủa vây lấy họ
{keywords}
Cả gia đình chỉ biết trông chờ vào những cuốc xe ôm giá rẻ

Gia đình anh Đức hiện tại rất khó khăn. Tháng nào hai vợ chồng cũng thay nhau đưa con gái Bảo Loan vào bệnh viện ở Huế để thăm khám và bốc thuốc. Riêng tiền thuốc mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng nhưng cũng chỉ duy trì tạm thời. Bác sĩ bảo về bồi bổ cho con để sắp tới làm phẫu thuật mổ tim, chi phí có thể lên đến cả trăm triệu. Giờ Bảo Loan vẫn còn yếu, chưa đủ sức để mổ. Điều đáng lo ngại là gia đình anh Đức không biết làm cách nào có tiền cho con phẫu thuật.

"Lúc cha và em trai chưa mất, mỗi lần đi Hà Nội nằm viện, mẹ đều phải chạy vạy đi vay, lấy chỗ này bù chỗ khác, nợ đến giờ vẫn còn hơn 100 triệu đồng. Mẹ em sức khỏe yếu, làm mấy sào ruộng chỉ đủ gạo chứ không có thêm khoản nào khác. Cuối tháng này em lại đưa con đi Huế rồi. Ngoài tiền thuốc của con thì em vẫn phải lo thuốc cho em gái hay lên cơn động kinh nữa", anh Đức buồn bã.

Ông Nguyễn Đình Hoạt, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng cho biết, gia đình anh Đức thuộc vào diện hộ nghèo ở địa phương. Dù chăm chỉ làm lụng nhưng công việc vất vả, linh động, không có thu nhập thường xuyên. Trong khi đó con bệnh tật nheo nhóc. Các cháu rất mong chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng.

Thiện Lương

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Như Đức, trú thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. SĐT: 0364586390
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.198 (gia đình anh Đức)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.


Giấc ngủ bất an dưới gầm giường của bé gái ung thư người Chăm

Giấc ngủ bất an dưới gầm giường của bé gái ung thư người Chăm

Đêm nào người mẹ dân tộc Chăm cũng ngồi ngắm con gái đang trong giấc ngủ mộng mị. Chị sợ mình rời khỏi, con sẽ giật thột mà đòi mẹ. Nằm ở dưới gầm giường trong phòng bệnh đông đúc, nếu con bật dậy sẽ đụng đầu đau điếng.