Trong phòng ngoại trú Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bé Nguyễn Thị Kim Oanh (5 tuổi) đang chìm trong giấc ngủ nặng nề. Phía trên cao, bình thuốc hóa trị vẫn tí tách chảy từng giọt qua ống truyền, len lỏi vào cơ thể nhỏ bé của con. Chỉ được chốc lát, cô bé choàng tỉnh dậy và ói.

Ngồi canh cho con gái vô thuốc hóa trị cả một ngày dài, dù đôi mắt đờ đẫn vì mệt mỏi nhưng chị Bích chẳng dám rời khỏi con nửa bước. Kim Oanh là con gái đầu lòng của vợ chồng chị, từng là đứa trẻ bụ bẫm, trắng trẻo, hoạt bát và hay cười. So với cô bé đang nằm đó, mái đầu trọc lóc, làn da cháy sạm vì tác dụng phụ của thuốc hóa chất, chị chẳng cầm nổi cơn đau thắt lòng.

{keywords}

{keywords}

Căn bệnh ung thư quái ác khiến gương mặt con bị biến dạng.

Kim Oanh bắt đầu có biểu hiện bệnh từ đầu tháng 4, mắt trái của con khi ấy bị sưng nhẹ. Chị Bích đưa con đi khám ở cơ sở y tế tư nhân, bác sĩ kết luận con bị viêm đường giác mạc, nhưng uống thuốc kháng sinh nhiều ngày vẫn không khỏi, thậm chí càng bị lồi thêm ra.

Thấy bệnh của con bất thường, chị Bích vét sạch tiền tiết kiệm được hơn 20 triệu đồng, đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2, rồi Bệnh viện Mắt TP.HCM để khám. Sau khi có kết quả chụp MRI, bác sĩ Bệnh viện Mắt chẩn đoán con bị bướu trong hốc mắt, yêu cầu nhập viện để theo dõi. Giữa tháng 4, Kim Oanh trải qua ca phẫu thuật mổ cục bướu và gửi mẫu đi xét nghiệm sinh thiết tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Đến đầu tháng 5, bệnh viện thông báo con bị khối u ác tính.

Những ngày đầu biết được bệnh của Kim Oanh, vợ chồng chị Bích bị khủng hoảng tinh thần. Họ không thể tin nổi đứa con bụ bẫm, dễ thương của mình lại mắc phải căn bệnh quái ác. Rồi chính nụ cười vô tư của con gái đã đánh thức bản năng chiến đấu của họ.

Chị Bích phải đưa con về quê tận Nghệ An để xin giấy chuyển viện, sau đó cô bé bắt đầu nhập viện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từ đầu tháng 6 để hóa trị. Đã 3 tháng trôi qua, chị Bích vẫn còn run sợ mỗi khi nhớ lại hình ảnh con gái trong 2 đợt truyền thuốc hóa trị đầu tiên.

Ngày thường, Kim Oanh là đứa trẻ hay cười, hoạt bát và vui vẻ. Nhưng thời gian đó, con hành sốt liên tục 7 ngày, môi và miệng lở loét, đau xuống tận họng. Hễ cứ ăn vào là ói ra, ngủ mê sảng. Có ngày, thấy con mắt bên phải của con bị đỏ và hơi sưng, chị Bích tá hỏa gọi bác sĩ, tưởng khối u của con di căn. Chị cứ thế khóc nức nở.

{keywords}
 
{keywords}

Giấc ngủ nhọc nhằn của em bé 5 tuổi. Trên tay con, kim truyền vẫn đang rót từng giọt thuốc hóa chất vào cơ thể nhỏ bé.

Đau lòng hơn khi mỗi ngày chị chải đầu cho con, mái tóc mềm mại cứ rụng dần tơi tả. “Con mới 5 tuổi, đã biết gì đâu. Khi thấy mắt sưng hoài không khỏi, con hay hỏi tôi: “Sao con ong chích con mãi mà không khỏi?”. Tôi nghe mà buốt cả ruột gan”, chị Bích nghẹn ngào tâm sự.

Khổ sở càng thêm chất chồng khi cô bé phát bệnh vào mùa dịch Covid-19. Giao thông công cộng tê liệt, mỗi lần từ nhà trọ ở Đồng Nai lên bệnh viện, chị Bích phải bắt xe taxi cả đi và về hết gần 2 triệu đồng. Thời gian đầu, mẹ con chị ở trọ trong một khu tồi tàn, mỗi ngày hết 120 nghìn đồng. Nhưng dịch Covid-19 đã càn quét đến, chị buộc phải kiếm căn phòng trọ khép kín để 2 mẹ con tá túc.

Tính ra, cả tiền chữa bệnh, mà chủ yếu là tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế, thêm tiền trọ và tiền đi lại, mỗi tháng vợ chồng chị phải tiêu hết 15-20 triệu đồng. Con số hoàn toàn vượt khả năng của họ.

3 năm trước, chị Bích mang bầu con gái út. Ở quê quanh năm làm ruộng, họ chẳng có nổi một đồng dư dả, đành dắt díu nhau vào Đồng Nai làm công nhân. Sau khi sinh, chị Bích ở nhà chăm con và nhận trông thêm vài đứa trẻ hàng xóm để phụ chồng tiền sữa cho con. Một mình anh Hùng đi làm, lương tháng cao điểm cũng chỉ được 8 triệu, còn tháng không tăng ca chỉ được 6 triệu đồng. Họ sống chắt bóp lắm cũng chỉ dư vài trăm nghìn.

{keywords}
Người mẹ trẻ cầu cạnh khắp nơi mong lo được chi phí cho con chữa bệnh

Thời điểm Kim Oanh mới phát bệnh, chị Bích đã vét sạch tiền tiết kiệm để đưa con đi khám, làm xét nghiệm và mổ lấy khối u. Bởi vậy, những đợt sau đó đưa con đi hóa trị, họ chỉ có thể vay mượn. Đáng tiếc gia đình nghèo chẳng có gì thế chấp nên không còn ai dám cho họ vay thêm. Chẳng còn cách nào xoay sở, họ đành phải cầu cạnh khắp nơi để tìm đường sống cho con.

“Nhiều lần thức giấc lúc nửa đêm, tôi cảm thấy những ngày này giống như một cơn ác mộng. Tôi ao ước sáng mai mở mắt ra, con gái lại là đứa trẻ khỏe mạnh như trước”, người mẹ trẻ nắm chặt bàn tay nhỏ bé của con, nước mắt tuôn rơi.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hoặc chị Lưu Thị Ngọc Bích (hoặc anh Nguyễn Thế Hùng); Địa chỉ: ấp Long Phú, Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0989828575.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.276 (bé Nguyễn Thị Kim Oanh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Gia cảnh bất hạnh của người đàn ông tàn tật có vợ ung thư, con mất trí nhớ

Gia cảnh bất hạnh của người đàn ông tàn tật có vợ ung thư, con mất trí nhớ

Chồng mất khả năng lao động, vợ ung thư tuyến giáp khiến gia đình vốn nhiều khó khăn lại càng thêm kiệt quệ. Trong căn nhà được chính quyền hỗ trợ, tài sản không có gì đáng giá ngoài chiếc giường ọp ẹp.