Nhà lãnh đạo Nga rất kiên quyết cản bước Ukraina gia nhập NATO. Nhưng trong khi kinh tế đất nước đang điêu đứng vì cấm vận, chưa rõ, chọn lựa của Tổng thống Putin sẽ thế nào.

{keywords}
Ảnh: kyivpost  

Bước sang năm 2015, Tổng thống Nga có nhiều thách thức mới phải lo lắng, không chỉ những bất ổn hiện tồn như đồng rúp sụt giảm, kinh tế khó khăn, giá dầu lao dốc, lệnh cấm vận của phương Tây...

Đồng bản tệ mất giá

Đồng bản tệ mất giá chính là nguyên nhân gây ra sự bất ổn với hệ thống ngân hàng Nga. Từng ngày từng giờ chứng kiến mỗi đồng tiết kiệm của họ “bay hơi” chỉ trong ít tháng, những người dân thường Nga vội vã quyết định rút tiền khỏi nhiều ngân hàng để đầu tư vào các thứ khác mà họ tin là có giá trị như xe hơi cao cấp, đồ điện tử, đồ gỗ…Tất cả đều nằm trong danh sách mua sắm hàng đầu của người Nga.

Khi quá nhiều người muốn rút tiền mặt ở ngân hàng, các ngân hàng Nga phải đối diện với một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Ngân hàng trung ương Nga cuối tháng 12 đã tuyên bố bơm 531 triệu USD tiền mặt để cứu Trust Bank tại Moscow. Các chuyên gia tin rằng, đây chỉ là một trong rất nhiều ngân hàng Nga cần sự trợ giúp của chính phủ để duy trì khả năng thanh khoản.

Mới đây, các nhà lập pháp Nga đã nhanh chóng xây dựng dự luật sử dụng 1 nghìn tỉ rúp thiết lập quỹ bơm vốn cho hệ thống ngân hàng.

Tìm kiếm nhà đầu tư mua đồng rúp

Kinh tế Nga đã trải qua tổn thất 100 tỉ USD khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước sau khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây bắt đầu thực thi. Dòng chảy này có thể chậm lại nếu như Nga ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư sẵn sàng mua đồng rúp hay bất kỳ tài sản nào định giá bằng rúp ở bất kỳ mức giá nào.

Tuy nhiên, người dân và nhiều công ty vẫn muốn thoát khỏi việc dùng đồng rúp định giá tài sản cứng của họ như trước nay họ vẫn trông chờ vào những đồng tiền ổn định hơn như đô la Mỹ hay euro.

Tổng thống Putin cần phải đảo ngược xu thế này, nhưng không có nhiều khả năng cho việc ông sẽ tìm được nhiều người tình nguyện sẵn sàng chuyển đổi tài sản không định giá bằng rúp sang đồng bản tệ Nga. 

Điện Kremlin đã có những bước đi đầu tiên hướng tới kiểm soát vốn. Biện pháp này nhằm ngăn chặn cá nhân và các công ty kinh doanh tại Nga chuyển đổi lợi nhuận sang giá trị tài sản không định giá bằng rúp.

Chính phủ Nga đã chỉ thị năm công ty nhà nước quy mô lớn bán dự trữ ngoại hối của họ với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào ngoại hối.

Một Ukraina liên kết với NATO

Quốc hội Ukraina cuối cùng đã bỏ phiếu phủ nhận tư cách trước đây như một quốc gia “không liên kết” với các điều ước quốc tế. Việc bỏ phiếu chưa có tác dụng lập tức, nhưng mở ra con đường cho Kiev trong nỗ lực trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). NATO là đối thủ địa chính trị lịch sử của Nga.

Chưa rõ NATO chú tâm tới việc có một thành viên mới là Ukraina hay không. Trong mọi trường hợp, nước này sẽ phải mất nhiều năm để đáp ứng những đòi hỏi tối thiểu cho tư cách thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, động thái bỏ phiếu rõ ràng là ‘bỉ mặt’ Kremlin.

Tư cách không liên kết của Ukraina từng có trước đây có nghĩa là sự đảm bảo với Nga rằng, họ sẽ không phải đối mặt với bất kỳ nguy cơ đe dọa nào về mặt quân sự hay chính trị từ nước cận kề. Theo giới phân tích, việc Nga sáp nhập Crưm phần lớn được thúc đẩy bởi nỗ lo của ông Putin rằng, Ukraina sẽ hướng đến NATO.

Nhà lãnh đạo Nga rất kiên quyết cản bước Ukraina gia nhập NATO. Nhưng trong khi kinh tế đất nước đang điêu đứng vì cấm vận chưa rõ, chọn lựa của Tổng thống Putin sẽ thế nào.

Thái An (Theo fiscaltimes)