Nhiếp ảnh gia người New Zealand đã ghi lại cảnh hoang tàn của tuyến đường sắt chưa hoàn thiện ở Nga, nơi 300.000 tù nhân công ích từng bỏ mạng khi làm việc dưới thời tiết âm 50 độ.

Cháo lòng nấu vào chậu thau: Bí mật bà Út 80 năm khách vẫn mê mẩn

Dời lịch bay để ở bên hôn thê 1 ngày, chàng trai tử nạn đau đớn

Khách Trung Quốc tát nhân viên sân bay vì bị trễ chuyến

{keywords}
Tuyến đường sắt Salekhard-Igarka được khởi công xây dựng từ năm 1947, từng là dự án đường sắt kết nối các vùng hẻo lánh gần Bắc Cực của nước Nga.  

 

{keywords}

Hàng trăm nghìn tù nhân tại các trại cải tạo của Nga từng được điều động tới vùng Siberia của đất nước này để xây dựng tuyến đường sắt. Tuy nhiên, đến năm 1953, dự án này dừng hoạt động. 

 

{keywords}

Theo Daily Mail, do tính chất khắc nghiệt của thời tiết khu vực gần Bắc Cực, nhiệt độ thường xuống tới âm 50 độ C, cộng thêm điều kiện lao động nghèo nàn, thiếu thốn, có đến 300.000 công nhân từng phải bỏ mạng khi đang làm việc. Tuyến đường sắt Salekhard-Igarka ngày nay là nỗi buồn của nhân dân nước Nga. 

 

{keywords}
Hiện, nơi đây không một bóng người lui tới ngoại trừ các nhiếp ảnh gia, nhà thám hiểm đam mê tìm kiếm những vùng đất lạ. Nhiếp ảnh gia Amos Chapple, người New Zealand, đã tới địa điểm này vào mùa thu, gặp không ít trở ngại trong việc di chuyển vì địa hình hiểm trở để ghi lại những bức ảnh đượm buồn về tuyến đường sắt bị lãng quên. 

 

{keywords}

 Vào mùa thu, những căn nhà cũ nát từng là nơi ở của các công nhân phủ đầy lá vàng rụng. Amos Chapple chia sẻ mùa đông ở đây còn đẹp hơn gấp bội bởi tuyết phủ trắng xóa.

 

{keywords}
Một đoạn đường sắt dang dở, sản phẩm của những công nhân xấu số, nay mục nát giữa khu rừng lá kim xa xôi, hẻo lánh. 

 

{keywords}
Khung cảnh hoang vắng tưởng chừng thơ mộng này lại là mồ chôn của những công nhân xấu số. Thi thể của họ bị vùi sâu trong tuyết. Ngày nay, một số ngôi nhà lành lặn từng là khu vực canh gác đã trở thành nơi trú chân của những người thợ săn. 

 

{keywords}
Để có thể đến được địa điểm này, nhiếp ảnh gia Amos Chapple phải dùng xe chuyên dụng để vượt qua những đoạn đường khó đi. Vào mùa đông, việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do băng tuyết dày đặc. Mùa hè thường có mưa nhiều, xuất hiện các vũng lầy và đặc biệt nhiều muỗi. 

 

{keywords}
Một bức hình cũ cho thấy những công nhân đang xây dựng đường sắt dưới trời mùa đông. Nguyên nhân dự án án này bị dừng là do nhà lãnh đạo Liên Xô cũ -  Joseph Stalin qua đời. 

 

{keywords}
Thời gian đã chôn vùi gần hết những gì còn sót lại của tuyến đường sắt dài hơn 60 km. Những người đã cống hiến sức lực và hy sinh tính mạng để xây dựng công trình dang dở đã được nhân dân nước Nga lập đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn và nhắc nhở về ký ức đau buồn trong lịch sử.

Ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu

Ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu

Biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế, toát lên vẻ Tây Âu bề thế và sang trọng.

Vẻ đẹp kỳ thú của những địa danh có thật trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung

Vẻ đẹp kỳ thú của những địa danh có thật trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung

Những tín đồ bộ truyện võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung rất tò mò về các vùng đất có khung cảnh như tiên giới xuất hiện trong tiểu thuyết. Cùng khám phá xem địa danh nào đã làm nên nhiều trang tiểu thuyết kinh điển đó.

(Theo Zing)