Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có một số tuyến đường cùng tên gắn cả biển "phố" và "đường" một cách khó hiểu. Thậm chí có những tuyến đường trên biển tên, chỗ ghi "đường" hay "phố" được thay thế bằng từ "dốc".

Trong quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (được ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ - CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ) phân biệt rõ đường, phố, ngõ, ngách (đối với miền bắc) hay hẻm, kiệt (với miền nam).

Tuy nhiên, hiện nay trên các tuyến đường Văn Cao (quận Ba Đình), Yên Phụ (quận Ba Đình, Tây Hồ), Tô Ngọc Vân (quận Tây Hồ), Nguyễn Đổng Chi (quận Nam Từ Liêm) không rõ vì lý do gì đang tồn tại cùng lúc hai loại biển tên ghi "đường" và "phố".

Ngoài ra, các tuyến đường Tam Đa, La Pho (quận Tây Hồ) trên biển tên không ghi "phố" hay "đường" mà là từ "dốc", đây là cách gọi dân dã của người dân địa phương mà không hề có trong quy chế đặt đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

{keywords}
Đường Văn Cao dài khoảng 540m có biển tên đoạn giao cắt với phố Đội Cấn được ghi là "đường".
{keywords}
Không rõ vì lý do gì, biển tên tuyến đường Văn Cao đoạn gia cắt với phố Thụy Khuê lai ghi là "phố".
 
{keywords}
Biển tên tuyến đường Yên Phụ phía tiếp giáp với phố Hàng Đậu (đoạn đầu cầu Long Biên) được ghi là "đường".
 
{keywords}
Đoạn gần đường Thanh Niên biển lại đề là "phố".

 

{keywords}
Tyến đường mang tên danh họa Tô Ngọc Vân với biển ghi là "đường".
 

 

{keywords}
Biển đặt tại ngã ba Tô Ngọc Vân, Xuân Diệu lại ghi là "phố".
 
{keywords}
Tuyến đường mang tên học giả, nhà văn Nguyễn Đổng Chi được ghi "đường" đoạn giữa tuyến đường.
 
{keywords}
Biển tên đoạn giao cắt giữa tuyến đường Nguyễn Đổng Chi với đường Hồ Tùng Mậu lại đề là "phố".
 
{keywords}
Không phải "đường', không là "phố", tuyến đường Tam Đa được ghi "dốc" theo kiểu gọi dân gian của người dân địa phương.
{keywords}
"Dốc" cũng là từ không có trong quy chế về việc đặt tên "đường", "phố" cũng xuất hiện tại tuyến đường La Pho.
 

Lê Anh Dũng