Ngày 27/12/2018, Bộ GD-ĐT  đã chính thức thông qua chương trình môn học sau gần 1 năm lấy ý kiến công luận và Ban soạn thảo chương trình môn học đã có những chỉnh sửa, bổ sung do với dự thảo chương trình đã công bố ngày 19/1/2018.

Dạy học tích hợp trong chương trình mới có đáng lo?

3 hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong buổi công bố này, các phóng viên của một số tờ báo đã đặt nhiều câu hỏi về 2 môn học tích hợp tới đây ở cấp Trung học cơ sở. Tuy nhiên, qua trả lờ, chúng tôi vẫn cảm thấy còn bất cập.

Dạy tích hợp có thực sự giảm tải?

Kể từ khi xây dựng chương trình tổng thể, chúng ta đã nghe rất nhiều đến cụm từ “giảm tải” đối với chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, những người làm chương trình tổng thể và chương trình môn học nói nhiều đến việc xây dựng môn tích hợp để góp phần giảm tải cho cả thầy và trò.

Và, bây giờ, thầy Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông lại tiếp tục nhấn mạnh sự việc này trong ngày 27/12 vừa qua như sau: “Môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, tránh trùng lặp kiến thức, tiết kiệm thời gian cho học sinh, giáo viên, góp phần giảm tải”.

Còn ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT lại nêu vấn đề về phương pháp dạy như sau: “Thay vì giao bài tập từ kiến thức đã học, người thầy cần giao bài tập cho học sinh ở bài sắp học. Ví dụ yêu cầu học sinh phải đọc trước bài, đọc tài liệu, nhận xét, trả lời câu hỏi, bày tỏ thắc mắc... và thầy sẽ hướng dẫn học sinh cách giải quyết để có câu trả lời”.

Như vậy, cùng một vấn đề nhưng có 2 cách lý giải khác nhau giữa thầy Tổng chủ biên và thầy Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.

Lâu nay, học sinh chủ yếu chỉ làm những bài tập mà thầy cô giải chưa hết trên lớp mới về nhà làm tiếp, việc soạn bài trước chỉ có một số môn yêu cầu. Bây giờ, học sinh vừa phải làm bài tập ở nhà, vừa chuẩn bị bài chưa học như vậy thì có lẽ sẽ “tăng tải” lên trong tương lai.

Việc các thầy có trao đổi trong ngày Công bố chương trình môn học là chương trình mới đã giảm môn ở cấp Trung học cơ sở bởi tới đây các lớp đều có 12 môn học nhưng thực tế nó không phải là …giảm môn. Bởi, chương trình hiện hành các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa là 5 môn độc lập, bây giờ trong chương trình mới cộng lại thành 2 môn học tích hợp thì ắt sẽ giảm về số lượng nhưng bản chất của 5 phân môn này cơ bản vẫn không có nhiều thay đổi.

Việc các thầy nói 2 môn tích hợp của chương trình mới giảm được 35 tiết thực tế chẳng đáng bao nhiêu cho 4 năm học từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy nhiên, để học được những tiết học trong chương trình mới thì chắc chắn một điều học sinh phải chuẩn bị ở nhà mất rất nhiều thời gian, bởi chúng tôi đã đọc tất cả dự thảo chương trình môn học trong thời gian qua thấy môn học nào cũng đều rất nặng về kiến thức. Nếu học sinh không chuẩn bị ở nhà thì rất khó thực hiện các công việc trên lớp.

Vẫn là “1 sách 3 thầy”

Chuyện “1 sách 3 thầy” thì các bài viết trước đây đã được nhiều tác giả khai thác, các thầy trong Ban soạn thảo chương trình đã có những trả lời. Nhưng, cuối cùng vẫn là môn ai, người đó dạy thì việc tích hợp dự báo sẽ có rối.

Thầy Thành giải thích cụ thể như sau: “Môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên ở bậc THCS vẫn có các mạch kiến thức độc lập, bên cạnh đó sẽ thiết kế các chủ đề liên môn. Cụ thể môn lịch sử và địa lý sẽ có hai mạch riêng, nhưng ở các lớp 7, 8, 9 có chủ đề chung 6-10 tiết. Tương tự, môn khoa học tự nhiên vẫn có các mạch độc lập của vật lý, hóa học, sinh học nhưng sẽ có các chủ đề chung. Giáo viên các môn độc lập hiện nay sẽ vẫn dạy các phần độc lập, còn chủ đề chung sẽ do nhóm/tổ giáo viên cùng thiết kế. Chủ đề nghiêng về môn nào thì do giáo viên môn đó dạy, các giáo viên khác hỗ trợ”.

Giải thích về việc sắp xếp thời khóa biểu cho từng trường thì thầy Thành cho hay: “Cùng với việc thiết kế môn học tích hợp, chương trình mới chỉ quy định số tiết/năm học cho mỗi môn học để nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục. Việc thay đổi này tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động bố trí thời khóa biểu phù hợp với mục tiêu môn học và điều kiện dạy học. Theo đó, đối với cơ cấu giáo viên hiện nay, có thể giáo viên Vật lý sẽ phải dạy liên tục nhiều tuần, rồi mới đến Hóa học, Sinh học, chứ không phải dàn ra như hiện nay, chẳng hạn tuần có 3 tiết Khoa học tự nhiên thì chia đều 1 tiết Vật lý, 1 tiết Hóa học, 1 tiết Sinh học”.

Như vậy, cho dù giáo viên môn nào thì dạy môn đó như thầy Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học đã chia sẻ, thậm chí là sau này giáo viên bồi dưỡng để dạy cả môn tích hợp thì mục tiêu của môn học cũng chưa thấy khả quan. 

Nhà giáo Nguyễn Đăng 

 

Mời bạn đọc trao đổi ý kiến xung quanh chương trình giáo dục phổ thông mới theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng

 

 

Chương trình tiểu học mới khác gì chương trình hiện hành?

Chương trình tiểu học mới khác gì chương trình hiện hành?

Từ năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 sẽ học chương trình giáo dục phổ thông mới; đến năm học 2024-2025 xong "cuốn chiếu" xong bậc học này.

Giáo viên, nhà trường có "tải" được chương trình phổ thông mới?

Giáo viên, nhà trường có "tải" được chương trình phổ thông mới?

Cùng với băn khoăn này, một vấn đề được đặt ra: Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự thành bại của lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ bắt đầu vào năm 2020.

Công bố 27 chương trình môn học phổ thông mới

Công bố 27 chương trình môn học phổ thông mới

Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được công bố tối 27/12.

Toàn cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới từng cấp học

Toàn cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới từng cấp học

Tối 27/12, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.