Chia sẻ về những bước chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh thành bại của chương trình phụ thuộc vào các giáo viên.

Điều này khiến người đứng đầu ngành giáo dục rất trăn trở.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra ngày 9/1. Ảnh: Thanh Hùng.

“Chúng ta có gần 1,2 triệu giáo viên đứng lớp. Đây là một lực lượng vô cùng lớn. Tuy nhiên gần đây có một số thầy cô (tuy không phải phổ biến) nhưng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên khác và ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Bộ trưởng Nhạ bày tỏ mong muốn các lãnh đạo địa phương, giám đốc sở, các trưởng phòng GD-ĐT và đặc biệt là các hiệu trưởng cần sát sao hơn bởi tạo môi trường để các giáo viên đổi mới rất quan trọng.

“Nếu chỉ yêu cầu một phía là phải đáp ứng yêu cầu đổi mới mà không thực sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ thì không thể đi vào thực tế được”.

Ông Nhạ bày tỏ  mong muốn rằng các địa phương chỉ đạo các sở, phòng và đặc biệt hiệu trưởng các trường phổ thông phải chú ý đến việc giảm những vấn đề hành chính, sổ sách cho giáo viên.

"Chúng ta cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin để các thầy cô “nhẹ gánh” đi và không phải mất nhiều thời gian, áp lực hay ức chế chỉ vì những việc liên quan đến sổ sách”.

Do đó, tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ kiên quyết chỉ đạo đến các địa phương và cũng có những chế tài kiểm tra, thanh tra, để làm sao các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nâng cao kỹ năng quản trị nhà trường, công nghệ thông tin.

“Những đội ngũ này phải cùng các thầy cô tạo ra môi trường thân thiện đổi mới, tránh trường hợp gây ra bức xúc, dồn nén dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc như vừa qua”.

{keywords}
 

Riêng về các cuộc thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi, Bộ trưởng Nhạ cho biết đã chỉ đạo các vụ, cục nghiên cứu từng bước cắt giảm những thủ tục không cần thiết.

“Cần phải rất công bằng. Xét về hệ thống các văn bản liên quan đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, an toàn, chống bạo lực học đường,… chúng ta không thiếu. Nhưng triển khai thế nào, đặc biệt ở cấp địa phương và cấp hiệu trưởng cần phải có yêu cầu và quy trách nhiệm cụ thể".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, thời gian tới toàn ngành phải tạo điều kiện tốt để khuyến khích các thầy cô phát triển, bên cạnh đó cũng phải có những chế tài để những ai không đáp ứng được cũng phải có cách xử lý. Tránh tình trạng để một số người, một số nhóm nhỏ làm ảnh hưởng đến uy tín khiến nhiều giáo viên rơi vào tình trạng áp lực, băn khoăn với nghề.

Thanh Hùng – Thúy Nga

“Giáo viên ai cũng coi mình giỏi nên xây dựng chuyên đề liên môn cực kỳ khó”

“Giáo viên ai cũng coi mình giỏi nên xây dựng chuyên đề liên môn cực kỳ khó”

- Việc tổ chức xây dựng các chuyên đề đơn môn, liên môn về đổi mới dạy học vẫn gặp nhiều thách thức đến ngay từ chính đội ngũ giáo viên.