Bởi các chiêu thức được các đối tượng sử dụng để lừa đảo dù có là “bình mới rượu cũ” song vẫn không ít khách hàng vẫn bị mắc bẫy do bất cẩn.

Gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh kéo dài, nhiều người lao động gặp khó khăn có nhu cầu vay tiền để trang trải cuộc sống, tình trạng nhiều tổ chức mạo danh ngân hàng, công ty tài chính lừa đảo khách hàng vay tiêu dùng có xu hướng gia tăng hơn.

Đơn cử VPBank vừa phát hiện ứng dụng (app) VAYTOT mạo danh là app vay tiền của ngân hàng này để yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí mới được giải ngân tiền vay. Sau khi chuyển tiền, khách hàng sẽ không thể liên hệ được theo các số điện thoại của đối tượng lừa đảo.

{keywords}
Thận trọng và tỉnh táo trước mỗi giao dịch tài chính để bảo vệ mình

MB cũng thông tin cảnh báo về việc một số nhóm đối tượng tự soạn thảo văn bản giả mạo ngân hàng, giả mạo chữ ký/con dấu của chi nhánh MB. Theo đó, trong văn bản mà các nhóm đối tượng trên giả mạo có nội dung là MB đang liên kết với một công ty cho vay (Công ty Vay Việt), quá trình thẩm định hồ sơ vay có phát hiện một số dấu hiệu nghi ngờ như số tài khoản bị sai, tài khoản có dấu hiệu giả mạo/lừa đảo… và yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định trong công văn để tiếp tục vay tiền. OCB cho hay đã tiếp nhận thông tin phản ảnh từ khách hàng về việc một số kẻ xấu làm giả hợp đồng vay để lừa đảo, thu phí làm hồ sơ…

Trao đổi với phóng viên, anh Trần Ánh Dương (quận Hà Đông) cho biết, cách đây khoảng 1 tháng, có người tự xưng là nhân viên ngân hàng X gọi điện cho anh để tư vấn nhận được một khoản vay. “Đối tượng tư vấn tôi phải đóng trước một khoản 2 triệu đồng xem như phí bảo hiểm khoản vay để hồ sơ có thể được cấp duyệt nhanh hơn. Thời điểm đó tôi có dùng quá hạn mức trong thẻ tín dụng nên cũng khá lo lắng. May mắn là tôi đã phản ánh với ngân hàng nên mới không bị lừa”, anh Dương cho biết.

Những nhà băng trên đều đã phát đi cảnh báo và khẳng định, tất cả các khoản vay của ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải nạp tiền/chuyển khoản/thanh toán hay thu bất kỳ loại phí nào trong quá trình xem xét và đánh giá khoản vay.

Trước khi quyết định vay tiêu dùng, hoặc vay tín chấp qua thẻ tín dụng, vay mua trả góp…, chuyên gia khuyến nghị là các khách hàng phải hết sức thận trọng và tỉnh táo để bảo vệ mình. Bởi các chiêu thức được các đối tượng sử dụng để lừa đảo dù có là “bình mới rượu cũ” song vẫn không ít khách hàng vẫn bị mắc bẫy do bất cẩn.

“Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp làm giảm thu nhập của người dân, nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Nhưng tất cả khách hàng khi đi vay đều phải hiểu rằng kể cả đối với các công ty tài chính thủ tục có đơn giản hơn song quy trình thẩm định và phê duyệt thì vẫn phải đúng quy định của NHNN, không có chuyện làm tắt hay bỏ qua được”, một chuyên gia lưu ý.

Đại diện phía Home Credit cho hay, quy trình vay ở công ty này trải qua 4 bước từ lựa chọn khách hàng, phê duyệt khoản vay, quản lý khách hàng, kiểm soát và thu hồi. Trong đó, việc đăng ký vay được số hoá để phòng chống gian lận bằng cách mạnh số hoá, phòng chống gian lận bằng cách nhận diện sinh trắc học; khoản vay được phê duyệt dựa trên thu thập từ 8 nguồn dữ liệu kết hợp với hệ thống chống điểm tín dụng linh hoạt và có sử dụng trí tuệ nhân tạo… Nói như vậy để thấy là không có chuyện khách hàng vay vốn mà không cần phải xác định danh tính như một số chiêu thức mà các đối tượng lừa đảo vẫn quảng cáo.

Quyền lợi của người khách hàng không chỉ phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý liên quan mà còn là trách nhiệm của các tổ chức tài chính, tổ chức đại diện cho người tiêu dùng và của chính bản thân người tiêu dùng. Về phía các tổ chức tài chính, lãnh đạo một NHTMCP chia sẻ, chính việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như các kênh phân phối theo hướng thân thiện hơn với người dùng sẽ là giải pháp bền vững, hiệu quả nhất để nâng cao niềm tin của khách hàng. Trên thực tế, các TCTD tại Việt Nam hiện nay ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ chính đáng quyền lợi của khách hàng khi luôn có thông điệp, hướng dẫn khách hàng, đồng thời có cam kết và biện pháp mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và an toàn nhất.

Ở chiều ngược lại, chuyên gia nhìn nhận bản thân mỗi người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính phải biết lựa chọn những tổ chức tài chính uy tín trên thị trường, đặt nghi vấn ngay với những trường hợp nhập nhằng giữa tín dụng tiêu dùng chính thống và tín dụng đen khi quảng cáo không rõ ràng giữa các đơn vị cho vay, nội dung giao dịch không được hiển thị cụ thể… Đồng thời tự chủ động trong việc trang bị kiến thức cơ bản nhất cho bản thân, dành thời gian nghiên cứu kỹ hợp đồng dịch vụ để tự bảo vệ mình trước hết trong mỗi giao dịch tài chính. Bởi mất tiền là một chuyện, nguy cơ lớn hơn là khách hàng có thể bị lộ dữ liệu thông tin cá nhân cho đối tượng lừa đảo, gây hậu quả khó lường về sau.

(Theo Thời báo ngân hàng)

Đủ kiểu lừa vay tiêu dùng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19

Đủ kiểu lừa vay tiêu dùng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19

Nhiều người lao động do khó khăn nên tìm hiểu vay tiêu dùng qua nhiều trang web trên mạng xã hội, và đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo.