Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan vấn đề xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn. 

Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

{keywords}
Không lo thiếu gạo, tiếp tục cho xuất khẩu

Báo cáo của Bộ Công Thương về cơ bản không khác gì so với báo cáo được Bộ này gửi Thủ tướng Chính phủ vào ngày 28/3 sau khi có kết quản kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành.

Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4-5/2020 vào khoảng 800.000 tấn. Lượng gạo này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5/2019.

Trước mắt trong tháng 4, Đoàn kiểm tra kiến nghị cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5.

Về quản lý số lượng được phép xuất khẩu, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.

Trước đề xuất này, Bộ Công Thương đã 2 lần đề xuất. Đầu tiên là đề xuất tạm dừng xuất khẩu nhưng sau đó lại xin cho tiếp tục xuất khẩu gạo.

Lương Bằng

Kiểm tra xong, Bộ Công thương muốn xuất khẩu gạo 'có kiểm soát'

Kiểm tra xong, Bộ Công thương muốn xuất khẩu gạo 'có kiểm soát'

 Bộ Công Thương từng kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo hết tháng 5; ngay sau đó 1 ngày lại xin cho xuất khẩu trở lại. Sau khi đi kiểm tra, rà soát, Bộ lại muốn cho xuất khẩu "có kiểm soát".