Năm 2016, ông Trump từng gây chú ý khi tuyên bố với các cử tri rằng, nếu được bầu vào Nhà Trắng, ông sẽ đánh giá lại mối quan hệ với NATO, từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Iran và rút quân Mỹ khỏi các cuộc chiến dai dẳng ở nước ngoài.

Sau gần 4 năm bước chân vào Nhà Trắng, vị tổng thống của đảng Cộng hòa đã thực hiện được một số cam kết tranh cử của mình, trong khi chỉ đáp ứng được một phần những lời hứa khác. Một số hứa hẹn còn lại của ông cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

{keywords}
Dư luận vẫn còn nhiều tranh cãi về những chính sách đối ngoại của ông Trump. Ảnh: ABC 

Theo Reuters, giới phân tích cũng như các cựu quan chức Mỹ, châu Âu nhất trí rằng, nếu ông Trump bị đối thủ Dân chủ Joe Biden đánh bại trong cuộc đua tái cử vào ngày 3/11 tới đây, thách thức lớn nhất của chính quyền mới sẽ là khôi phục vị thế toàn cầu và sự đáng tin cậy của Mỹ.

Khi đó, ông Biden sẽ phải tiếp quản mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đầy rạn nứt, tình trạng đối đầu nghiệm trọng với Trung Quốc và các chiến dịch gây áp lực bằng lệnh trừng phạt chống Iran, Syria và Venezuela.

Dưới đây là một số ưu tiên chính sách đối ngoại then chốt, gây tranh cãi nhất của ông Trump:

Trung Quốc

Chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump là cáo buộc Trung Quốc trục lợi từ Mỹ. Ông "thề" sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại công bằng với Bắc Kinh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ, cũng như tạo thêm việc làm cho người dân nước này.

Sau gần 2 năm chiến tranh thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ông Trump đã có trong tay thỏa thuận giai đoạn 1 ký kết hồi tháng 1/2020, nhưng tất cả bị đình trệ kể từ đó.

Cho đến nay, Washington và Bắc Kinh đã áp thuế nhập khẩu "ăn miếng, trả miếng" lên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Sự lây lan của đại dịch Covid-19 càng đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ qua, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Chính quyền ông Trump đã tấn công Trung Quốc trên nhiều mặt trận, từ vấn đề thương mại, đường biển, đến lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả việc tìm cách cấm những thương hiệu lớn của đại lục hoạt động trên đất Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, một chính quyền do ông Biden đứng đầu sẽ không có mấy lựa chọn ngoài việc tiếp tục lập trường cứng rắn với Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng sẽ tìm cách giảm bớt giọng điệu lên án để tạo cơ hội cho sự gắn kết.

Thỏa thuận hạt nhân Iran

Năm 2018, chính quyền Trump đã xé bỏ thỏa thuận hạt nhân quốc tế ký kết 3 năm trước đó giữa Iran và các cường quốc thế giới. Ông Trump cũng tuyên bố có thể giành được thỏa thuận tốt hơn, đồng thời phát động một chiến dịch "gây áp lực tối đa" nhằm cắt đứt các nguồn thu nhập của Tehran.

Bất chấp gần 2 năm giáng đòn trừng phạt và cấm vận mọi thứ, từ kinh doanh dầu mỏ đến khoáng sản và các hoạt động của Ngân hàng Trung ương Iran, Washington vẫn chưa thể buộc quốc gia Hồi giáo thay đổi cách ứng xử và quay trở lại bàn đàm phán. Thay vào đó, căng thẳng leo thang đã đẩy hai nước đến bờ vực chiến tranh.

Đối thủ của ông Trump khẳng định sẽ giải quyết vấn đề Iran thông qua ngoại giao và tái tham gia thỏa thuận, nhưng chỉ sau khi Iran tuân thủ trở lại những giới hạn đối với chương trình hạt nhân của họ như cam kết trước đây với các cường quốc.

NATO và các quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Ông Trump đã nhiều lần phàn nàn về việc nhiều đối tác NATO không đáp ứng các mục tiêu ngân sách chi cho quốc phòng. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng tỏ ra hoài nghi về tổ chức được thành lập từ năm 1949, thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh Lạnh giữa Mỹ với Liên Xô.

Các cuộc công kích của ông Trump đã làm suy yếu mối quan hệ với một số đồng minh châu Âu, nhưng thêm nhiều thành viên của liên minh hiện đã tăng chi tiêu để đạt mức yêu cầu 2% GDP dành cho hoạt động quốc phòng.

Mới đây, ông Trump tuyên bố sẽ cắt giảm số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú tại Đức, với cáo buộc Berlin đang lợi dụng Washington trong khi không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với NATO.

Giới quan sát cho rằng, việc hàn gắn rạn nứt liên minh xuyên Đại Tây Dương sẽ mất nhiều thời gian, nhưng đây sẽ là một trong những nhiệm vụ dễ dàng hơn đối với một chính quyền do ông Biden lãnh đạo.

Rút quân Mỹ về nước

Trong chiến dịch vận động tranh cử cách đây gần 4 năm, ông Trump đã hứa sẽ giúp Mỹ thoát khỏi các cuộc chiến ở nước ngoài và đưa lực lượng đồn trú ở Afghanistan, nơi quân đội nước này sa lầy lâu nhất (hiện đã bước sang năm thứ 19) hồi hương.

Washington bắt đầu cắt giảm lực lượng ở Afghanistan sau khi đạt được thỏa thuận với Taliban vào tháng 2 năm nay và dự kiến sẽ rút toàn bộ quân về nước. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa nhóm vũ trang nổi dậy và chính phủ quốc gia Nam Á, trong khi quá trình này đang bị đình trệ.

Ông Trump cũng ra lệnh rút lính Mỹ khỏi Syria. Quyết định đã vấp phải sự phản đối của nhiều tướng lĩnh quân đội và các trợ lý của ông. Song, rốt cuộc số binh sĩ Mỹ tại quốc gia này vẫn giảm hơn một nửa.

Thỏa thuận khí hậu Paris

Một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của ông Trump là rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, điều ông nhiều lần đề cập đến trong lúc vận động tranh cử. Theo quan điểm của lãnh đạo Nhà Trắng, thỏa thuận đã đặt gánh nặng kinh tế và tài chính nghiêm trọng lên vai Mỹ. Ông quả quyết sẽ đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.

Hiện vẫn chưa có thỏa thuận mới nào như hứa hẹn của ông Trump. Trong khi đó, đối thủ của ông cam kết, nếu thắng cử sẽ đưa Mỹ tái tham gia thỏa thuận Paris và đi đầu trong những nỗ lực buộc các quốc gia lớn tăng cường những mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trung Đông

Sau khi lên nắm quyền, ông Trump đã giữ lời hứa di chuyển sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv về Jerusalem. Động thái này bị hầu hết cộng đồng Ảrập lên án, nhưng nhận được sự tán dương của chính phủ Do Thái cùng những người ủng hộ và cả các tín đồ theo đạo Tin lành.

Người Palestine đã thẳng thừng bác bỏ Kế hoạch hòa bình Trung Đông rộng hơn do ông Trump đề xuất, vì kế hoạch cho phép Israel duy trì kiểm soát các khu định cư ở khu vực Bờ Tây đang tranh chấp.

Song, một số nước Ảrập lại tán đồng những đề xuất này. Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất mới đây đã bình thường hóa quan hệ với Israel thông qua thỏa thuận lịch sử do Washington làm trung gian. Đây được coi là một chiến thắng về đối ngoại cho ông Trump khi ông đang gặp bất lợi về tỉ lệ ủng hộ của cử tri trong các cuộc thăm dò dư luận trước bỏ phiếu.

Triều Tiên

Ông Trump từng khiến thế giới ngạc nhiên khi bước vào các cuộc đàm phán chưa từng có tiền lệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Mặc dù ông không đạt tiến bộ nào trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân nhưng một số ý kiến cho rằng, hoạt động ngoại giao phá băng của ông có thể đặt nền móng cho một chính quyền Mỹ trong tương lai tháo gỡ thế bế tắc hiện tại.

Tuấn Anh

Trung Quốc mong đợi gì từ bầu cử tổng thống Mỹ?

Trung Quốc mong đợi gì từ bầu cử tổng thống Mỹ?

Khi người dân Mỹ đang cân nhắc bỏ phiếu ủng hộ đương kim Tổng thống Donald Trump hay đối thủ Joe Biden, các lãnh đạo Trung Quốc cũng phải đối mặt với những câu hỏi khó liên quan.

"Nhà tiên tri bầu cử" dự báo kết quả tranh cử của ông Trump

"Nhà tiên tri bầu cử" dự báo kết quả tranh cử của ông Trump

Allan Lichtman, người nổi tiếng dự đoán đúng kết quả gần như mọi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kể từ năm 1984, vừa dự báo về kết quả "so găng" năm nay giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.