Vấn đề thịt lợn đang chiếm vị trí lớn trong các chính sách của Trung Quốc hiện nay. Nỗi sợ dịch tả lợn châu Phi đang dần dần trở thành vấn đề chủ đạo trong các chương trình nghị sự trong và ngoài Trung Quốc, bàn luận về “Chính sách thịt lợn, kinh tế thịt lợn và ngoại giao thịt lợn”.

Có những nguyên do lý giải cho việc này. Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho người dân Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn thế giới. Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại một nông trại nằm gần biên giới Nga-Trung hồi tháng 8/2018, dịch bệnh này đã lan ra 31 tỉnh thành tại Trung Quốc, và khiến cho 200 triệu con lợn bị mang đi tiêu hủy.

{keywords}
Dịch tả lợn khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 200 triệu con lợn. Ảnh: Asianews

Dịch bệnh tả lợn châu Phi đã khiến giá cả thịt lợn tăng mạnh và tác động xấu lên xã hội Trung Quốc. Đầu tiên là về kinh tế, khi số tiền ngành công nghiệp thịt lợn ở Trung Quốc đóng góp cho ngân sách nước này ước tính lên tới 128 tỷ USD mỗi năm. Nhưng mối lo ngại lớn hơn của chính quyền Bắc Kinh lại nằm ở việc giá cả thịt lợn tăng cao sẽ tác động tới chi phí sinh hoạt của người dân, đặc biệt khi Trung Quốc đang đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến thương mại, kèm theo sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã đẩy mạnh tỉ lệ lạm phát ở nước này.

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc SCMP, giá thịt lợn tăng cao đã kéo theo giá của hàng loạt các loại thịt khác như gà và bò, khiến người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải tìm các thực phẩm có giá cả phải chăng hơn để thay thế. Đồng thời, vì giá cả thực phẩm tăng khiến cho người tiêu dùng hạn chế mua hàng hóa, như vậy sẽ làm suy yếu nhiều nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm tái cấu trúc nền kinh tế nước này.

{keywords}
Giá thịt lợn tăng khiến thị trường giá cả thực phẩm TQ tăng cao. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, những thất bại trong các chính sách cũng khiến tình hình nghiêm trọng hơn, nhất là khi chính sách “ngoại giao thịt lợn” của Trung Quốc đã chuyển từ việc mua thịt lợn từ Mỹ và Canada, hai nước không hề có dịch bệnh sang Nga, một trong những nước chịu tác động lớn nhất của dịch tả lợn trên toàn thế giới. Đồng thời hôm 1/9 vừa qua, Bắc Kinh đã áp mức thuế 10% lên hàng nông sản Mỹ, và gần đây nhất nước này đã hủy bỏ việc mua 14.700 tấn thịt lợn từ Mỹ.

Chưa hết, các nông trại nuôi lợn của Trung Quốc cũng chịu tác động tiêu cực, khi các mức thuế nước này áp lên hạt đậu nành Mỹ đã khiến loại thức ăn chủ yếu của các đàn lợn Trung Quốc trở nên đắt đỏ. Và Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu thịt lợn từ Canada, do hành động bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu của chính quyền nước này theo yêu cầu của Washington.

Sai lầm của chính quyền Bắc Kinh không chỉ ở vấn đề địa chính trị. Chiến dịch bảo vệ môi trường diễn ra trên toàn Trung Quốc hồi năm 2016 đã buộc hơn 150.000 nông trại chăn nuôi lợn nhỏ phải đóng cửa, và cắt đi nguồn cung cấp thịt lợn trước khi dịch tả lợn xảy ra. Chính sai lầm này đã khiến Trung Quốc hiện nay phải trả giá đắt.

{keywords}
Thịt lợn đang trở thành vấn đề gây đau đầu nhất xã hội Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Reuters

Trong nhiều năm qua, chính quyền Bắc Kinh ít khi quan tâm tới vấn đề lạm phát, mà họ chỉ quan tâm tới mức tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại. Nhưng nay nhiều nhà kinh tế học đưa ra cảnh báo rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những dấu hiệu của việc lạm phát, khi sự trì trệ của nền kinh tế nước này đi kèm với mức lạm phát tăng cao.

Tờ SCMP trích nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 năm 2019 ở mức 6,2%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Việc mức tăng trưởng kinh tế thấp diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn là dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn tận dụng nhằm ca ngợi những thành tựu ‘quốc gia tỷ dân’ đạt được dưới sự lãnh đạo của ông, kèm theo giá thịt lợn tăng cao đang đe dọa hủy hoại tất cả mọi thứ.

Tuấn Trần