Được thành lập năm 1975 như một diễn đàn để các nước giàu nhất phương Tây bàn thảo về các cuộc khủng hoảng trong khu vực và trên thế giới, ví dụ như lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC, G7 đang tranh luận về các phản ứng đối với hai nước đối thủ ngày càng quyết đoán, đại dịch Covid-19 và sự biến đổi khí hậu.

{keywords}
Cao ủy đối ngoại của châu Âu Josep Borrell cùng ngoại trưởng các nước thành viên G7 chụp ảnh lưu niệm trước khi bắt đầu hội nghị cấp bộ trưởng G7 tại London, Anh ngày 4/5. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, phát biểu với báo giới hôm 3/5 trước hội nghị trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo các bộ ngoại giao G7 kể từ năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định mục tiêu của nhóm không phải là "kiểm soát hay khống chế Trung Quốc". Ông Blinken nói, phương Tây sẽ tìm mọi cách bảo vệ "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" trước các nỗ lực phá hoại của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.

Trung Quốc là trọng tâm của các cuộc thảo luận của G7 sáng 4/5, trong khi các cuộc hội đàm vào buổi chiều cùng ngày chuyển sang Nga, kể cả cách ứng phó với việc Moscow tăng quân ở vùng biên giới giáp Ukraina và bắt giam thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny.

Sự trỗi dậy ngoạn mục về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua được các nhà ngoại giao và giới đầu tư coi là một trong các sự kiện địa chính trị quan trọng nhất thời gian gần đây. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chưa bao giờ gia nhập G7. Trong khi, Nga từng được mời vào nhóm để tạo thành G8 hồi năm 1997, nhưng bị chấm dứt tư cách thành viên năm 2014 sau vụ sáp nhập Crưm.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố, London đang tìm kiếm hành động dứt khoát từ những đối tác G7 để bảo vệ các nước thành viên vào thời điểm họ cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga đang đe dọa làm suy yếu các nền dân chủ.

G7 gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada và Italia vẫn là một nhóm mạnh với tổng GDP lên tới hơn 40 nghìn tỷ USD và quy tụ 3 trong số 5 cường quốc hạt nhận được công nhận chính thức trên thế giới.

Tuấn Anh

G7 lên án bạo lực chống người biểu tình ở Myanmar

G7 lên án bạo lực chống người biểu tình ở Myanmar

Các ngoại trưởng của nhóm G7 tuyên bố việc sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar là không chấp nhận được.

Đề xuất 'xoay trục' khối G7 sang châu Á của Anh gây phản ứng dữ dội

Đề xuất 'xoay trục' khối G7 sang châu Á của Anh gây phản ứng dữ dội

Nhật Bản và một số nước châu Âu bày tỏ quan ngại trước đề xuất của Anh về việc mời Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc dự hội nghị của khối G7.