Theo báo The Hill, bốn quan chức hàng đầu của Hạ viện gồm Chủ tịch Ủy ban tình báo Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban giám sát Carolyn Maloney và Chủ tịch Ủy ban an ninh nội địa Bennie Thompson đã cùng ký tên vào một lá thư chung gửi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), Bộ An ninh nội địa và các quan chức tình báo liên bang hôm 16/1.

{keywords}
Những người biểu tình quá khích ủng hộ Tổng thống Trump đột kích trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol ngày 6/1. Ảnh: AP

Trong thư, các nhà lãnh đạo Hạ viện viết, hiện có bằng chứng cho thấy giới chức tình báo liên bang và các cơ quan thực thi pháp luật đã nhận được thông tin cảnh báo về nguy cơ xảy ra bạo lực nhắm vào Quốc hội. Tuy nhiên, trục trặc trong quá trình chia sẻ thông tin khiến Đồi Capitol dễ bị tấn công dù nhà chức trách được báo trước về những nỗ lực làm gián đoạn phiên họp của các nhà lập pháp hôm 6/1, vốn là thủ tục để phê duyệt kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

"Các ủy ban sẽ tích cực điều tra để hiểu những dấu hiệu cảnh báo nào có thể đã bị bỏ qua, xác định xem có lỗi hệ thống hay không và xem xét cách giải quyết tốt nhất nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước, bao gồm cả việc khắc phục bất kỳ lỗ hổng nào về luật pháp hoặc chính sách", trích lá thư.

Trước đó, các nghị sĩ Dân chủ cáo buộc một số đồng nghiệp thuộc đảng Cộng hòa của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump có thể trợ giúp những kẻ bạo loạn. Họ nói đã chứng kiến những nhà lập pháp Cộng hòa này có các chuyến đi khả nghi quanh khu vực hôm 5/1, tức là một ngày trước khi những người biểu tình quá khích ủng hộ ông Trump đột kích trụ sở Quốc hội.

Trong một diễn biến có liên quan, hãng thông tấn NBC ngày 17/1 đưa tin, FBI đang tiến hành xác minh khả năng những kẻ gây bạo loạn đã nhận được tài trợ từ nước ngoài.

Cuộc điều tra bắt đầu bằng việc làm rõ các khoản thanh toán nước ngoài trị giá hơn 500.000 USD được công ty nghiên cứu tiền ảo Chainalysis tiết lộ hôm 14/1. Cụ thể, một lập trình viên máy tính người Pháp tình nghi đã chuyển 28,15 Bitcoin (trị giá khoảng 522.000 USD) đến 22 tài khoản trong một giao dịch. Người này đã tự sát ngay sau khi giao dịch.

Các nhà điều tra phát hiện, một phần số tiền trên dường như thuộc về “các nhà hoạt động cực hữu và một số cá nhân đóng góp trên mạng trực tuyến”. Trong đó, Nick Fuentes, một người tham gia vụ biểu tình trên Đồi Capitol nhưng không tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ đã nhận được lượng tiền ảo lớn nhất, tương đương khoảng 250.000 USD.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng trên Đồi Capitol ở Mỹ

Tuấn Anh 

Nhìn lại 65 ngày dẫn đến vụ bạo loạn rúng động nước Mỹ

Nhìn lại 65 ngày dẫn đến vụ bạo loạn rúng động nước Mỹ

Nhiều người sốc nặng trước các sự kiện diễn ra ở Washington vào ngày 6/1. Đối với những người theo dõi sát các nhóm cực hữu và âm mưu trên mạng, những dấu hiệu cảnh báo bạo loạn đã tồn tại rất lâu trước đó.

Những mầm mống dẫn tới vụ bạo loạn rúng động Mỹ

Những mầm mống dẫn tới vụ bạo loạn rúng động Mỹ

Nhà chức trách Mỹ bị bất ngờ khi bạo lực bùng phát trên Đồi Capitol. Họ dường như đã mất cảnh giác trước những dấu hiệu cảnh báo tồn tại cả trên mạng và trên các đường phố.