{keywords}
Ảnh: The Washington Post 

Cindy Tersme oằn mình trên đống đổ nát của trường Ecole St. Gerard tại Port-au-Prince, Haiti sau khi một trận động đất mạnh 7 độ Richter tấn công nước này hồi tháng 1/2010. Tersme gào thét trong đau đớn sau khi tìm thấy xác em trai Jean Gaelle Dersmorne, 14 tuổi. "Tôi có thể nhìn thấy bàn chân của em mình nhưng tôi không thể kéo em ra", Tersme đau đớn nói. Số người thiệt mạng ước tính là 220.000 - 300.000. 

{keywords}
 Ảnh: AP

Một con chim ngập trong dầu mỏ tại đảo East Grand Terre, bang Louisiana, Mỹ vào tháng 6/2010. Hai tháng trước đó, một vụ nổ đã xảy ra trên giàn khoan Deepwater Horizon của hãng BP tại Vịnh Mexico. Suốt 87 ngày liên tục, dầu mỏ và khí mêtan phun ra từ một giếng chưa khai thác, nằm sâu 1,6km so với bề mặt đại dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả sự cố tràn dầu này là "thảm họa môi trường tồi tệ nhất" mà nước này từng phải đối mặt. 

{keywords}
 Ảnh: CNN

Bức ảnh chụp cô gái người Afghanistan có tên Aesha Mohammadzai xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time tháng 8/2010. Chồng và gia đình bên nội theo Taliban đã trừng phạt việc cô bỏ trốn bằng cách cắt mũi và tai, rồi bỏ mặc cô chờ chết. Mohammadzai đã trở thành một biểu tượng cho sự áp bức phụ nữ ở đất nước bị chiến tranh tàn phá. Mohammadzai đã được đưa đến Mỹ, nơi cô trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo lại mũi của mình. 

{keywords}
 Ảnh: AP

Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks nhìn từ phía sau ô cửa sổ sơn màu của một xe cảnh sát khi ông được đưa đến một nhà tù ở London, Anh tháng 12/2010. Assange là nhân vật quan trọng trong các vụ rò rỉ tài liệu, video và thông tin đàm thoại tuyệt mật của các chính phủ. Ông đã phải tị nạn trong sứ quán Ecuador ở London phần lớn thời gian trong thập kỷ qua sau khi chính phủ Ecuador cấp quyền tị nạn cho ông. Song, Ecuador đã thu hồi quyền tị nạn đó vào năm 2019 và Assange hiện đang phải đấu tranh chống việc bị dẫn độ sang Mỹ, nơi ông phải đối mặt với nhiều cáo buộc theo Đạo luật gián điệp. Assange nhất quyết phủ nhận sai phạm. 

{keywords}
 Ảnh: Mainichi Shimbun

Một trận sóng lớn ập đến thành phố Miyako, Nhật sau trận động đất 9,1 độ Richter tháng 3/2011. Cơn địa chấn gây sóng thần với những đợt sóng cao tới hơn 9 mét đã tàn phá nhiều lò phản ứng hạt nhân trong khu vực. Đây là trận động đất mạnh nhất từng tấn công Nhật. 

{keywords}
 Ảnh: CNN

Một tay súng nổi dậy ăn mừng sau khi các đồng đội của anh ta nã tên lửa vào các binh sĩ trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi vào tháng 4/2011. Ông Gadhafi bị giết vào tháng 10/2011 sau khi bị các lực lượng nổi dậy bắt giữ. Ông Gadhafi lên cầm quyền từ năm 1969 và tiếp tục lãnh đạo Libya hơn 4 thập niên sau đó cho tới ngày bị lật đổ. 

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Hoàng tử Anh William hôn vợ mới cưới Catherine trên ban công Cung điện Buckingham tháng 4/2011. Đám cưới hoàng gia này được truyền hình trực tiếp và thu hút hàng triệu khán giả theo dõi trên khắp thế giới. 

{keywords}
 Ảnh: Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Barack Obama và các thành viên hội đồng an ninh quốc gia theo dõi đặc nhiệm Hải quân SEAL đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan tháng 5/2011. "Mười bốn người chen chúc trong phòng, Tổng thống ngồi trên một chiếc ghế gấp ở góc đầu bàn. Họ ngồi trong căn phòng này cho đến khi các đặc nhiệm SEAL trở về Afghanistan", phóng viên Peter Bergen của CNN mô tả. 

{keywords}
 Ảnh: Newtown Bee

Trẻ em được hộ tống ra khỏi Trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, Mỹ sau vụ xả súng đẫm mấu vào tháng 12/2012. Sáu người lớn và 20 trẻ em đã bị tay súng Adam Lanza giết hại sau khi hắn hạ sát mẹ mình tại nhà riêng. 

{keywords}
 

Giáo hoàng Francis ôm hôn Vinicio Riva, người có vẻ ngoài dị dạng vì mắc một căn bệnh di truyền không lây nhiễm, trong một buổi gặp gỡ công chúng ở Vatican tháng 11/2013.

{keywords}
 Ảnh: NYT

Các nhân viên y tế ở Monrovia, Liberia đang khiêng cậu bé James Dorbor, 8 tuổi mắc virus Ebola tới một cơ sở chữa trị tháng 9/2014. Tây Phi đã phải đối mặt với đợt bùng phát dịch Ebola chết chóc nhất. Dịch kết thúc năm 2016 sau khi cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người. 

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Nhà Trắng được thắp sáng bằng các đèn 7 sắc cầu vồng để kỷ niệm việc Tòa án tối cao ra phán quyết chính thức công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới vào tháng 6/2015. 

{keywords}
 Ảnh: The Guardian

Các nhân viên hành pháp ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ đứng gần thi thể Alan Kurdi, bé trai tị nạn người Syria bị trôi dạt vào bờ biển tháng 9/2015. Cậu bé 2 tuổi này là một trong những người bị chết đuối khi đi thuyền tới đảo Kos của Hy Lạp. Bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. 

{keywords}
 Ảnh: AP

Bé Jose Wesley chào đời ở Bonito, Brazil tháng 1/2016 với chứng đầu nhỏ do virus Zika gây ra. Chứng đầu nhỏ là một rối loạn thần kinh khiến trẻ sơ sinh có đầu nhỏ và phát triển não bất thường. Việc bùng phát bệnh do virus Zika gây ra có liên quan đến việc gia tăng các trường hợp dị tật ở trẻ sơ sinh. 

{keywords}
 Ảnh: Pool

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đến buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông tháng 1/2017. Ông trùm bất động sản và cựu ngôi sao truyền hình thực tế này đánh bại đối thủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016. 

{keywords}
  Ảnh: Reuters

Những người biểu tình Palestine trong cuộc đụng độ với binh lính Do Thái gần biên giới Israel - dải Gaza tháng 4/2018. Binh sĩ Do Thái đã nã đạn vào những người Palestine đang cố xuyên thủng hàng rào biên giới một tuần sau khi bạo lực dẫn tới ngày đẫm máu nhất ở Gaza kể từ năm 2014. Ngày hôm đó, hàng chục ngàn người Palestine tham gia biểu tình nhằm vượt qua hàng rào biên giới trở về mảnh đất bị quân Do Thái chiếm đóng từ 7 thập kỷ trước.

{keywords}
 Ảnh: Korea Summit Press Pool

Khoảnh khắc lịch sử vào tháng 4/2018 khi ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên vượt qua biên giới sang lãnh thổ Hàn Quốc kể từ năm 1953. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đón chào ông Kim ngay tại đường phân ranh quân sự chia cắt hai miền nam bắc Triều Tiên. Họ đã có cái bắt tay mang tính biểu tượng trước khi ông Moon bước sang phía bên kia đường phân ranh rồi cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên tiến sang lãnh thổ Hàn Quốc để tham gia hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa họ.  

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Hoàng tử Anh Harry hôn vợ mới cưới Meghan trên bậc thềm Nhà nguyện St. George sau khi cử hành đám cưới cổ tích ở Windsor tháng 5/2018. 

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Harvey Weinstein, ông trùm điện ảnh bị buộc tội gây ra các vụ tấn công tình dục dẫn đến phong trào #MeToo khắp thế giới đã tới trình diện tại Sở Cảnh sát New York tháng 5/2018. Weinstein bị truy tố tội cưỡng bức và lạm dụng tình dục trong các vụ việc liên quan đến 3 phụ nữ. Ông ta phủ nhận mọi cáo buộc. 

{keywords}
 Ảnh: AP

Bức ảnh chụp tháng 6/2018, do Văn phòng báo chí chính phủ Đức công bố cho thấy, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang đứng vươn người nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang ngồi ở ghế đối diện trong lúc nhiều lãnh đạo thế giới khác đứng xung quanh tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Quebec, Canada. Theo hai nguồn tin ngoại giao cấp cao, bức ảnh được chụp đúng vào lúc có một cuộc trò chuyện căng thẳng liên quan đến tuyên bố chung của G7 và nhiều vấn đề khác. 

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ di cư đang dắt tay hai cô con gái song sinh 5 tuổi chạy trốn khí hơi cay do lực lượng tuần tra biên giới Mỹ sử dụng để xua đuổi những người định trèo rào vượt biên trái phép vào nước này từ Mexico tháng 11/2018. Sự cố đánh dấu việc leo thang căng thẳng kể từ khi các nhóm người di cư ở Trung Mỹ bắt đầu kéo đến thành phố biên giới Tijuana, Mexico nhằm tìm cơ hội sang Mỹ bất chấp đe dọa đóng cửa biên giới của Tổng thống Donald Trump. 

{keywords}
 Ảnh: Pool

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Phó Tổng thống Mike Pence vỗ tay trong khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp liên bang tháng 2/2019. Vì đợt đóng cửa lâu kỷ lục của một phần chính phủ Mỹ, bài phát biểu của ông Trump diễn ra một tuần muộn hơn kế hoạch ban đầu. 

{keywords}
 Ảnh: CNN

Lửa và khói bốc lên từ vụ cháy Tòa nhà Đức bà ở Paris tháng 4/2019. Vụ hỏa hoạn đã phá hủy cấu trúc, mái và tháp của công trình kiến trúc lịch sử 850 tuổi này. 

{keywords}
 Ảnh: AP

Hàng trăm ngàn người đổ ra đường biểu tình ở Hong Kong (Trung Quốc) để phản đối dự luật dẫn độ hồi tháng 6/2019. 

{keywords}
 Ảnh: Reuters

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2019. Một ngày trước đó, Nhà Trắng công bố bản ghi cuộc đàm thoại gây tranh cãi giữa hai nguyên thủ hồi tháng 7, trong đó ông Trump yêu cầu ông Zelensky điều tra ông Joe Biden, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sau đó tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump, dẫn tới việc ông trở thành lãnh đạo Nhà Trắng thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị luận tội. 

Tuấn Anh