Trận chiến sông Dniepr được nhiều sử gia đánh giá là điển hình về giao tranh quy mô lớn và tốc độ vượt chướng ngại nước, đặc biệt nếu tính đến mức kháng cự ác liệt của đối phương.

Hình ảnh Nữ hoàng Anh ngồi tàu hỏa đi nghỉ Giáng sinh

Hé lộ tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc

'Toàn cảnh' cuộc họp báo đặc biệt của Putin

Clip Trận chiến sông Dniepr năm 1943:

Trận chiến sông Dniepr là một chuỗi chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu thời kỳ thứ 3 của chiến tranh Xô-Đức. Về phạm vi và lực lượng tham gia, đây là cuộc giao tranh lớn nhất trong lịch sử Thế chiến II cũng như toàn bộ lịch sử quân sự.

{keywords}
Quân đội Liên Xô hành quân ra tuyến sông Dniepr tháng 9/1943.

Diễn ra trên phần phía nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh nam mặt trận Xô-Đức với tổng độ dài mặt trận hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dniepr và vùng Donbass, chuỗi các chiến dịch này đã thu hút gần 4 triệu sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên tham chiến.

Kéo dài 4 tháng từ 26/8 đến 23/12/1943, trận chiến chứng kiến 11 chiến dịch tấn công và phòng ngự của quân đội Liên Xô trước khi giành chiến thắng vang dội. 

{keywords}
Pháo binh Liên Xô vào trận địa.

Sau khi thất bại trong chiến dịch Chernigov-Poltava, đội quân Đức Quốc xã vội vã xông đến Dniepr. Lực lượng của Adolf Hitler huy động 8 tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng và 2 tập đoàn quân không quân với hơn 70 sư đoàn tham chiến. Ngoài ra còn có 6 sư đoàn quân Romania chiến đấu trong đội hình các tập đoàn quân 6 và 17 của Đức.

Phía Liên Xô huy động 5 phương diện quân với 38 tập đoàn quân, gồm 4 tập đoàn quân xe tăng và 5 tập đoàn quân không quân. Ngoài ra còn có Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 tham gia trong đội hình Phương diện quân Voronezh.

{keywords}
Quân đội Liên Xô tấc công quân Đức tại Ukraina, mùa hè năm 1943.

Do không còn khả năng tổ chức những chiến dịch tấn công quy mô lớn trên mặt trận phía đông sau các đợt phản công của quân đội Liên Xô nên Bộ Chỉ huy tối cao của phát xít Đức quyết định chỉ tiến hành những đòn phản kích nhằm kìm hãm tốc độ tấn công của đối phương, hòng rút các lực lượng còn lại sang bờ tây Dniepr, con sông lớn thứ 3 ở châu Âu, với chiều rộng ở hạ lưu đạt tới 3km.

Quân Đức áp dụng chiến thuật bức tường thép đã thực hiện tại Rostov đầu năm 1943 để tổ chức Tuyến phòng thủ Wotan. Adolf Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Nam bằng mọi giá phải giữ được phòng tuyến này, bao gồm cả thành phố Kiev. Trong quá trình rút lui sang bờ tây sông Dniepr, quân Đức hứng chịu mưa bom bão pháo của quân đội Liên Xô. Các trận không chiến cũng diễn ra quyết liệt trên dải không phận dọc consoonng.

{keywords}
Quân đội Đức Quốc xã bố trí trận địa hỏa lực trên bờ tây sông Dniepr.

Giai đoạn sau đó bắt đầu ở hạ lưu sông Dniepr ngày 26/9 bởi Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944 bằng chiến dịch Dniepropetrovsk.

Kết quả của giai đoạn này là quân đội Liên Xô thu hồi toàn bộ phần đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây 300-450 km, đánh chiếm toàn bộ bờ tả ngạn sông Dniepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, quân đội Liên Xô còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng ở nhiều nơi, làm bàn đạp cho Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr‎ kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô.

{keywords}
Quân đội Liên Xô tấn công ngay sau khi vượt sông Dniepr.

Kế hoạch của Đức muốn chặn đứng quân đội Liên Xô ở bờ sông Dniepr đã thất bại. Không chỉ tổn thất về binh lực, tổn thất quân sự - kinh tế nghiêm trọng nhất của quân đội Đức Quốc xã là để mất toàn bộ vùng công - nông nghiệp Donbas trù phú. Trong suốt hơn 2 năm chiếm đóng vùng này, đây là nơi cung cấp cho quân đội Đức Quốc xã than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực thực phẩm.

Việc quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt trận chiến diễn ra giữa Hải quân và Không quân Nhật với lực lượng Mỹ tại biển Camotes thuộc Philippines trong Thế chiến 2.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày 20/12/1987, một phà chở khách quá tải đâm một tàu chở dầu ngoài khơi Manila, Philippines, gây tai nạn đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày 19/12/1998, sau gần 14 tiếng tranh luận, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn hai điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Bill Clinton, cáo buộc ông khai man và cản trở công lý.

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ chính thức được phê chuẩn, đảm bảo không có nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào tồn tại ở nước Mỹ.

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày 17/12/1996, 14 thành viên thuộc một tổ chức nổi dậy vũ trang ở Peru đã đột kích tư dinh của Đại sứ Nhật và bắt giữ 490 quan khách đang dự tiệc làm con tin.