Trong thông cáo đăng tải trên trang web chính thức ngày 5/2, Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ nhấn mạnh, hoạt động tự do hàng hải (FONOP) như trên của tàu khu trục USS John S. McCain nhằm duy trì các quyền, sự tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận bằng cách thách thức các lệnh hạn chế đi lại cũng như yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc thông qua các đường cơ sở thẳng bao vây quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

{keywords}
Tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain (DDG 56). Ảnh: Wikimedia

Theo Reuters, đây là hoạt động FONOP đầu tiên của chiếm hạm Mỹ gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kể từ khi tân Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.

Quân đội Trung Quốc đã lên án động thái trên, đồng thời tuyên bố cử các lực lượng không quân và hải quân đến giám sát cũng như xua đuổi tàu khu trục Mỹ.

Biển Đông lâu nay là một trong những vấn đề kéo căng quan hệ Mỹ - Trung. Bắc Kinh nhiều lần tỏ ra phẫn nộ khi Washington cử các tàu chiến đến gần những quần đảo họ chiếm giữ trái phép ở Biển Đông và cáo buộc Mỹ đang cố tình gây căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc trên, đồng thời khẳng định các chiến hạm của họ đang thực hiện các sứ mệnh FONOP thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982.

Hồi đầu tuần này, tàu USS John S. McCain đã di chuyển qua eo biển Đài Loan bất chấp phản ứng dữ dội của Trung Quốc. Tháng trước, Hải quân Mỹ cũng cử tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Biển Đông đúng vào ngày quân đội Trung Quốc triển khai hơn 10 chiến đấu cơ, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược áp sát Đài Loan.

Trong một diễn biến có liên quan, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Anh và Nhật hôm 3/2 ra tuyên bố chung sau một cuộc hội đàm trực tuyến, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như phản đối mạnh mẽ bất kỳ âm mưu nào nhằm thay đổi hiện trạng tại đây. Phía Nhật hoan nghênh việc Anh quyết định điều nhóm tác chiến tàu sâu bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào đầu mùa xuân năm nay nhằm cho thấy cam kết lớn hơn của London đối với khu vực.

Các bộ trưởng Nhật và Anh cũng lên tiếng quan ngại về luật hải cảnh mới của Trung Quốc, vốn cho phép lực lượng hải cảnh của đại lục nổ súng bắn các tàu thuyền nước ngoài ở những vùng biển có tranh chấp như Biển Đông. “Bốn bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thực hiện tự kiềm chế và dừng những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng", trích tuyên bố chung của các quan chức Nhật và Anh.

Tuấn Anh

Nhiều thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông mắc vấn đề tâm lý

Nhiều thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông mắc vấn đề tâm lý

Hơn 1/5 số thủy thủ trên các tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động ở Biển Đông bị mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, theo một nghiên cứu mới của chính các nhà khoa học nước này.

Trung Quốc thông báo diễn tập quân sự tại Biển Đông

Trung Quốc thông báo diễn tập quân sự tại Biển Đông

Trung Quốc ngày 26/1 cho biết sẽ diễn tập quân sự tại Biển Đông trong tuần này, vài ngày sau khi nước này phản ứng với sự hiện diện của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tại đây.