Theo CNN, Lầu Năm góc dự kiến sẽ công bố chính thức việc điều động thêm binh sĩ Mỹ tới châu Âu trong ngày 2/2 (giờ địa phương). Các nguồn tin tiết lộ, kế hoạch sẽ bao gồm việc cử gần 2.000 lính ở Fort Bragg, bang Bắc Carolina, Mỹ tới Ba Lan và thêm 1.000 binh sĩ nữa đang ở Đức tới các quốc gia NATO ở đông nam châu Âu, kể cả Romania.

{keywords}
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến điều động thêm 3.000 lính tới Đông Âu. Ảnh: The Hill

Chính quyền Biden hiện đặt 8.500 binh sĩ ở Mỹ trong tình trạng báo động cao, để có thể phản ứng nhanh chóng nếu NATO triệu tập một lực lượng ứng phó khủng hoảng. Ngoài ra, Mỹ và NATO đang duy trì hàng chục nghìn binh sĩ khác đồn trú ở châu Âu, sẵn sàng cho bất kỳ sứ mệnh mới nào.

Việc điều động binh sĩ Mỹ và NATO tới Đông Âu sẽ trên cơ sở thỏa thuận song phương giữa Washington và Brussels với chính phủ các nước sở tại, do NATO vẫn chưa kích hoạt lực lượng phản ứng đa quốc gia.

Tuần trước, truyền thông Mỹ đưa tin, Washington và một số nước đồng minh đang thảo luận về việc đưa thêm hành nghìn lính tới các quốc gia thành viên NATO ở Đông Âu nhằm đối phó với nguy cơ Nga tấn công Ukraina.

Moscow lên án các động thái của Mỹ và NATO là khuấy đảo căng thẳng trong khu vực và dựng chuyện nhằm hạ thấp uy tín của Nga. Điện Kremlin coi việc Mỹ và NATO từ chối các đề xuất an ninh của Moscow là sự thiếu thiện chí trong xử lý khủng hoảng.

Tuần trước, Tổng thống Biden từng tuyên bố sẽ điều động quân Mỹ đến châu Âu "trong tương lai gần", làm gia tăng những quan ngại về nguy cơ bùng phát xung đột quân sự ở khu vực biên giới Nga - Ukraina, giữa lúc các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo gỡ căng thẳng chưa đạt kết quả.

Tuấn Anh

>>> Xem thêm tình hình tại Ukraina hiện nay

Ukraina thông báo sẽ ký hiệp ước an ninh với Ba Lan, Anh

Ukraina thông báo sẽ ký hiệp ước an ninh với Ba Lan, Anh

Các lãnh đạo Ukraina và Ba Lan thông báo sẽ cùng Anh ký thỏa thuận an ninh mới nhằm tăng cường sự hợp tác trong khu vực.

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ dụ Nga tham chiến

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ dụ Nga tham chiến

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra một kịch bản nhằm dẫn dụ Nga tham chiến và phớt lờ những lo ngại an ninh của nước này, dùng Ukraina như một công cụ để hạn chế Nga.