Trả lời phỏng vấn kênh Al Arabiya, Ngoại trưởng Nga nói lý do của Mỹ đằng sau việc thực thi trở lại các đòn trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Iran có vẻ "buồn cười", vì đa số các thành viên Hội đồng Bảo an - 13 trong số 15 - không ủng hộ kích hoạt cơ chế này.

{keywords}
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: RIA Novosti

Theo hãng tin RT, ông Sergey Lavrov cho rằng chính sách ngoại giao kiểu đưa ra các yêu cầu và tối hậu thư của Mỹ đang trở nên kém khôn ngoan, khi Washington đơn phương phạt Iran theo một thỏa thuận năm 2015. 

"Nếu đối tác của họ không đồng ý và từ chối tuân thủ ranh giới, họ sẽ đưa ra tối hậu thư, họ đưa ra thời hạn chót, rồi họ áp đặt cấm vận, sau đó họ áp cấm vận ngoài lãnh thổ", ông Lavrov nói thêm.

Trước đó, ba nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận với Iran, gồm Đức, Pháp và Anh, cũng tuyên bố việc quay trở lại với trừng phạt Iran sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell bác bỏ hành động của Mỹ, khẳng định nước này đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, do vậy Washington "không thể khởi xướng quá trình khôi phục các lệnh trừng phạt theo nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".

Phía chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục khẳng định, Mỹ có quyền nhằm vào bất kỳ nước nào vi phạm các lệnh trừng phạt "tái áp đặt".

Trong thông báo ngày 21/9, Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo trừng phạt nhằm Hamid Reza Ghadirian và Ahmad Asghari Shiva'i, hai người Iran giữ vai trò trung tâm trong chương trình làm giàu uranium của nước này. Bộ trưởng Tài chính Mnuchin tuyên bố các biện pháp cấm vận đối với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI).

Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho biết Washington sẽ áp đặt trừng phạt mới đối với 27 cá nhân và thực thể liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross xác nhận 5 nhà khoa học Iran cũng nằm trong danh sách trừng phạt, vì vai trò của họ trong chương trình phát triển hạt nhân.

Khẳng định động thái mới là nhằm "tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế", Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh, cả EU cũng phải thực thi "các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc" đối với Iran mà Mỹ vừa công bố.

Thanh Hảo

Chiều sâu chiến lược quan hệ Iran-Syria

Chiều sâu chiến lược quan hệ Iran-Syria

Sau khi Hafez al-Assad qua đời vào tháng 6/2000 và người con trai trẻ Bashar của ông trở thành Tổng thống, liên minh chính trị giữa Syria và Iran dần trở nên mang tính chiến lược.

Iran cảnh báo Mỹ về 'sai lầm chiến lược' sau đe dọa mới của ông Trump

Iran cảnh báo Mỹ về 'sai lầm chiến lược' sau đe dọa mới của ông Trump

Tehran tuyên bố Mỹ có thể phạm "sai lầm chiến lược" sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo Iran về thông tin nước Cộng hòa Hồi giáo có kế hoạch trả thù vụ giết tướng Qasem Soleimani.