Theo hãng thông tấn RIA, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko ngày 21/10 đã đưa ra cảnh báo trên khi được yêu cầu bình luận về một phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong chuyến công du Ukraina tuần này. Ông Austin tuyên bố, Washington ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của Kiev và không có quốc gia nào có thể phủ quyết một động thái như vậy.

{keywords}
 

Động thái diễn ra đúng vào lúc Reuters trích dẫn các nguồn tin ngoại giao cho hay, các bộ trưởng quốc phòng NATO dự kiến sẽ nhất trí một kế hoạch tổng thể mới nhằm ứng phó với mối đe dọa từ Nga trên nhiều mặt trận. 

Theo các nguồn thạo tin, chiến lược hiện vẫn còn được giữ bí mật này sẽ vượt ra ngoài phạm vi các kế hoạch phòng thủ khu vực hiện có và nhằm chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tấn công cùng lúc nào ở khu vực Baltic và Biển Đen, có thể bao gồm vũ khí hạt nhân, tấn công mạng máy tính hoặc từ không gian.

Nga nhất quyết phủ nhận có ý định gây ra bất kỳ cuộc tấn công nào nói trên, đồng thời cáo buộc NATO đang liều lĩnh gây bất ổn cho châu Âu bằng các kế hoạch chuẩn bị ứng phó như vậy.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ, nhà ngoại giao NATO và một số cựu quan chức khẳng định "Ý tưởng về răn đe và phòng thủ ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương" cũng như kế hoạch triển khai chiến lược này là cần thiết, khi Nga đang phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến và triển khai quân đội cùng khí tài tiến gần hơn tới biên giới của các nước đồng minh của khối.

Theo các quan chức NATO, hồi tháng 5, Moscow đã điều động khoảng 100.000 binh sĩ đến khu vực biên giới Ukraina, đông nhất kể từ khi Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014. Hồi tháng 9, Nga đã sử dụng các robot chiến đấu mới trong những cuộc tập trận quy mô lớn với Belarus, khiến các nước đồng minh NATO ở vùng Baltic lên tiếng báo động.

Tướng về hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy các lực lượng vũ trang Mỹ ở châu Âu giai đoạn 2014 - 2017 bày tỏ hy vọng, kế hoạch chiến lược mới sẽ dẫn đến sự gắn kết hơn trong việc phòng thủ tập thể của NATO và cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho khu vực Biển Đen.

Trong khi Jamie Shea, cựu quan chức cấp cao NATO hiện làm việc tại tổ chức tư vấn Những người bạn của châu Âu ở Brussels nói, kế hoạch này cũng có thể giúp củng cố sự tập trung của liên minh vào Nga, giữa lúc Mỹ, Anh và Pháp đang phát triển các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm ứng phó với Trung Quốc.

Quan hệ Nga - NATO xấu đi từ sau cuộc xung đột ở miền đông Ukraina năm 2014 và càng thêm căng thẳng khi Moscow bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ và liên quan vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018. 

Moscow ngày 18/10 thông báo sẽ dừng hoạt động của phái đoàn ngoại giao tại NATO và đóng cửa phái bộ NATO tại Nga từ ngày 1/11. Quyết định cắt đứt quan hệ được đưa ra sau khi NATO trục xuất 8 thành viên phái đoàn Nga vì nghi ngờ họ là sĩ quan tình báo.

Tuấn Anh

>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet

NATO trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga

NATO trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga

Theo giới chức NATO, việc trục xuất được thực hiện nhằm đối phó với những hoạt động bị nghi ngờ “có ác ý” từ phía Nga.

Nga tuyên bố cắt đứt quan hệ với NATO từ tháng 11

Nga tuyên bố cắt đứt quan hệ với NATO từ tháng 11

Moscow tuyên bố sẽ đình chỉ hoàn toàn các hoạt động từ phái bộ của mình tại NATO, 2 tuần sau khi tổ chức này thu hồi giấy phép của 8 nhân viên thuộc cơ quan đại diện của Nga.