Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 17/2, ông Biden cho hay, Washington không thấy bằng chứng về việc Nga đã rút bớt quân khỏi khu vực biên giới giáp Ukraina. Lãnh đạo Nhà Trắng tin, nguy cơ Nga tiến đánh nước láng giềng vẫn "rất cao". Ông tiết lộ bản thân hiện không có kế hoạch gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Theo Sputnik, phát biểu của ông Biden đã lặp lại các cáo buộc trước đó của giới chức Anh, kể cả Thủ tướng Boris Johnson và Ngoại trưởng Liz Truss, rằng vụ pháo kích nhằm vào một trường mẫu giáo ở miền đông Ukraina ngày 16/2 là "chiến dịch ngụy tạo cớ" cho hành động quân sự của Nga.

Ngược lại, Moscow lên án Kiev cho các lực lượng bắn phá nhiều ngôi làng ở vùng ly khai Donbass, miền đông đất nước. Các tay súng ly khai ở Donbass cáo buộc Chính phủ Ukraina đang làm leo thang xung đột bằng cách liên tục nã đạn cối và lựu đạn vào nhiều địa điểm khác nhau trong vùng.

Moscow phản hồi Washington về đề xuất an ninh

Trong một diễn biến riêng rẽ ngày 17/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nước này sẽ công khai hồi đáp của Moscow đối với Mỹ về đề xuất an ninh. Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận trên đài CBS rằng, John Sullivan, Đại sứ Mỹ tại Moscow đã tiếp nhận phản hồi chính thức của Nga.

Trong tài liệu, Moscow nhấn mạnh đến việc không thể chấp nhận đề nghị rút quân Nga khỏi các khu vực nhất định trong lãnh thổ đất nước. Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng, nước này đặc biệt quan ngại "hoạt động quân sự ngày càng tăng của Mỹ và NATO ngay gần biên giới Nga", trong khi phương Tây phớt lờ "lằn ranh đỏ, các lợi ích an ninh cốt lõi cũng như quyền bảo vệ chúng của Moscow”.

"Các yêu cầu rút quân khỏi một số khu vực nhất định bên trong lãnh thổ Nga kèm theo đe dọa về các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn là không thể chấp nhận được và làm suy yếu triển vọng đạt được những thỏa thuận thực sự", trích hồi đáp của Nga. 

Phía Nga tin, để giảm leo thang tình hình quanh Ukraina, “điều quan trọng là phải thực hiện một loạt các bước, bao gồm việc ngừng cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu, triệu hồi tất cả các cố vấn và sĩ quan đào tạo phương Tây cử đến Ukraina trước đó, đồng thời các nước NATO phải từ chối tổ chức bất kỳ cuộc tập trận chung nào với lực lượng vũ trang Ukraina".

Đại diện Moscow cũng lưu ý, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh sau cuộc đối thoại với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 7/2 rằng, Moscow sẵn sàng đàm phán, đồng thời kêu gọi "suy nghĩ về các điều kiện ổn định và công bằng về an ninh dành cho mọi người tham gia vào đời sống quốc tế".

Về vấn đề an ninh châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga cho hay, Moscow “đã phân tích thực tế về việc triển khai các đơn vị vũ trang trên lãnh thổ Nga mà không gây ảnh hưởng đến các lợi ích cơ bản của Mỹ". Nga cũng lưu ý, họ hiện không có bất kỳ binh sĩ nào trên đất Ukraina, trong khi Mỹ và các đồng minh đã chuyển giao khí tài cho Kiev, điều động lực lượng đến các nước thành viên mới của NATO.

Trang web của Bộ Ngoại giao Nga bị sập

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Nga công khai phản hồi Mỹ trên trang web của bộ, các nhân chứng cho biết không thể truy cập vào trang web này.

Hiện nhà chức trách chưa có bình luận về nguyên nhân sự cố. Tính đến 14h50 ngày 17/2 (giờ địa phương), trên trang vẫn còn báo lỗi ngưng hoạt động.

Ngoại trưởng Nga Lavrov trước đó giải thích, việc công bố 11 trang phản hồi Mỹ nhằm ngăn công chúng tiếp cận "những lời tuyên truyền dối trá và phiến diện".

Tuấn Anh

>>> Xem thêm Tình hình căng thẳng tại Ukraina

Nga trục xuất phó đại sứ Mỹ

Nga trục xuất phó đại sứ Mỹ

Đại sứ quán Mỹ tại Moscow thông báo, Chính phủ Nga vừa lệnh cho Phó Đại sứ Mỹ Bart Gorman phải rời khỏi nước này.