Từ vụ ám sát hụt Tổng thống Venezuela có thể thấy các thiết bị bay không người lái (UAV) dễ trở thành vũ khí tấn công bất ngờ cực kỳ nguy hiểm.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cáo buộc các đối thủ chính trị đã tìm cách ám sát ông bằng thiết bị bay không người lái (UAV) gắn thuốc nổ tại một sự kiện ngoài trời ngày 4/8.

Trong khi còn rất nhiều câu hỏi về thế lực đứng sau âm mưu tấn công này, vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng các nhóm phiến quân dùng UAV để đánh bom hoặc tấn công hóa học, sinh học, điều mà các chuyên gia an ninh lo ngại lâu nay.

Thứ “vũ khí” được bán nhan nhản

Thị trường UAV thương mại bùng nổ trong những năm gần đây nhờ nguồn cung ngày càng đa dạng khiến giá ngày càng giảm để tăng độ cạnh tranh. Một chiếc “quadcopter” (thiết bị bay có 4 cánh quạt) có thể được điều khiển từ độ xa hơn 1,5km và bay liên tục trong hơn 20 phút có giá không quá 1000 USD trên các gian hàng trực tuyến dù tải trọng của chúng thường rất hạn chế.

Thực tế, đã có những vụ việc thực sự dấy lên quan ngại về khả năng dùng UAV tấn công vào các nguyên thủ quốc gia. 

{keywords}
Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Venezuela Nestor Reverol cầm trên tay hình ảnh một UAV. Ảnh: Reuters

Các nhóm phiến quân như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã dùng UAV để tiến hành các vụ tấn công bằng cách thả lựu đạn hoặc cho chúng đâm vào các mục tiêu.

Hồi tháng 1/2015, một UAV đã đâm vào bãi cỏ trong Nhà Trắng sau khi mất kiểm soát. Vụ việc cho thấy “mái nhà” của Tổng thống Mỹ “mong manh” ra sao trước những hiểm họa từ UAV.

Chỉ vài tháng sau đó, 1 người đàn ông biểu tình phản đối chính sách hạt nhân của Nhật Bản đã thả một chiếc UAV mang cát nhiễm phóng xạ từ khu vực thảm họa hạt nhân Fukyshima lên văn phòng của Thủ tướng Sinzo Abe dù lượng phóng xạ quá ít.

Tháng trước, lực lượng an ninh Saudi Arabia cũng đã phải bắn hạ một UAV giải trí gần cung điện hoàng gia, động thái làm dấy lên những đồn đoán về một âm mưu đảo chính bất thành.

Và một số nhóm hoạt động xã hội cũng đã sử dụng UAV để truyền tải thông điệp của họ. Ví dụ như hồi tháng 7, tổ chức hoạt động vì môi trường mang tên Hòa bình Xanh (Greenpeace), đã cho một UAV mang hình dáng Siêu nhân đâm vào một nhà máy hạt nhân ở Pháp để chứng minh cơ sở này dễ bị tấn công đến thế nào.

Tại Venezuela, chưa có vụ việc cụ thể nào cho thấy UAV trang bị vũ khí từng được sử dụng dù các UAV giải trí để chụp ảnh hay quay phim cũng khá phổ biến ở đây. Các UAV cũng hiện hữu ngày càng nhiều trong các cuộc tuần hành của phe đối lập để chớp lấy khoảnh khắc đối đầu giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.

UAV ở “trên trời”, luật pháp ở “dưới đất”

Chính phủ các nước trên thế giới vẫn đang lúng túng trong việc làm sao bắt kịp độ “phủ sóng” ngày càng dày đặc của các UAV thương mại. “Thực tế ở trên không đã bỏ quá xa luật pháp, chính sách và các chính quyền ở dưới đất” - chuyên gia phân tích của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation Colin Clarke nhận định.

Tại Mỹ, các quan chức đã cảnh báo rằng luật hiện hành không thể là biện pháp bảo vệ thích đáng trước các tội ác sử dụng hệ thống thiết bị bay không người lái (UAS), bao gồm các cuộc tấn công thông thường lẫn các vụ tấn công mạng, buôn lậu ma túy và do thám.

“Đây là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng mà hiện chúng ta chưa sẵn sàng đối phó” – 2 quan chức hàng đầu của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, David Glawe và Hayley Chang nhấn mạnh trong một bản tường trình gửi Quốc hội hồi tháng 6 nhằm kêu gọi trao quyền cho cơ quan chức năng nhiều hơn để truy vết và vô hiệu hóa các UAV có thể bị dùng làm vũ khí.

“Hiện nay chúng ta không thể ngăn chặn một cách hiệu quả việc sử dụng UAV cho các mục đích xấu xa vì chúng ta bị cản trở bởi những bộ luật liên bang được thông qua nhiều năm trước khi công nghệ UAS trở nên phổ biến cho mục đích thương mại và tiêu dùng” – bản tường trình nêu rõ.

Tuy nhiên, các tổ chức ủng hộ tự do dân sự lại phản đối việc trao quyền nhiều hơn cho chính phủ để kiểm soát máy bay không người lái vì cho rằng đó là hành động vượt quyền.

Nhiều hệ thống ngăn chặn UAV bằng cách như là làm nhiễu liên kết giữa thiết bị bay và bộ điều khiển lại khó có thể được triển khai ở những khu vực không có chiến sự. Bởi hành động đó có nguy cơ can thiệp vào thông tin liên lạc quan trọng cần thiết như là tín hiệu cho máy bay thương mại hay các kênh thực thi pháp luật khác.

“Có rất nhiều thách thức trong việc thực thi các biện pháp [kiểm soát UAV] trong không gian nội bộ” – đồng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu máy bay không người lái (CSD) của trường cao đẳng Bard (Mỹ), ông Dan Gettinger cho biết. Một báo cáo của trung tâm này gần đây xác định, có hơn 200 hệ thống chống máy bay không người lái trên thị trường, nhằm vào cả việc phát hiện và can thiệp.

Khủng bố trên không

Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã áp dụng một số luật quản lý việc sử dụng máy bay không người lái, bao gồm việc cấp bằng và giới hạn không phận. FAA đã cấp hơn 100.000 giấy chứng nhận phi công điều khiển UAV kể từ khi các quy định mới có hiệu lực tháng 8/2016.

Bộ Quốc phòng Mỹ thì đã đề xuất 1 tỷ USD chi cho các biện pháp ngăn chặn máy bay không người lái trong đề xuất ngân sách tài khóa 2019.

Tuy nhiên, tác động của các vụ tấn công bằng UAV từ những nhân tố phi nhà nước cũng chỉ có mức độ. Chuyên gia phân tích của công ty tư vấn an ninh toàn cầu Stratfor, ông Scott Stewart cho biết, những nhân tố phi nhà nước rất khó có được các máy bay không người lái của quân đội, còn chất nổ tự sản xuất tại nhà thì có mức độ sát thương rất thấp.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, tác động tâm lý từ những vụ tấn công nhỏ nhưng thành công có thể vượt xa những thiệt hại thực tế về vật chất bởi nó hoàn thành mục tiêu của kẻ tấn công là khủng bố tinh thần, reo rắc sự sợ hãi, điều mà những nhóm như IS hay Al Qaeda muốn thực hiện.

“Ngày nay, chỉ với 1 tài khoản Twitter và 1 chiếc máy bay không người lái đồ chơi, bạn có thể thực sự gây ra sự hoảng loạn rất lớn” - chuyên gia phân tích của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation Colin Clarke bình luận. “Khía cạnh tinh thần là một phần rất lớn của chủ nghĩa khủng bố. Thậm chí nếu bạn không thể giết được nhiều người thì bạn vẫn có thể tạo ra nỗi sợ hãi”.

Theo VOV

Xem UAV tự chế lớn nhất TQ bay thử lần đầu

Xem UAV tự chế lớn nhất TQ bay thử lần đầu

Phương tiện bay không người lái (UAV) tự chế lớn nhất Trung Quốc, Caihong-5 đã hoàn thành chuyến bay thử đầu tiên, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Nghi vấn UAV 200 triệu USD của Mỹ bị hacker tấn công

Nghi vấn UAV 200 triệu USD của Mỹ bị hacker tấn công

Cho đến phút chót, các kỹ sư của NASA đã phát hiện và kịp thời thay đổi lộ trình bay của chiếc UAV bị hacker tấn công.

Hàn Quốc kết luận các UAV lạ là của Triều Tiên

Hàn Quốc kết luận các UAV lạ là của Triều Tiên

 Seoul hôm nay (11/4) cho biết ba chiếc máy bay không người lái (UAV) được tìm thấy gần khu vực biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt là do Triều Tiên chế tạo và điều tới Hàn Quốc để do thám

Hàn Quốc phát hiện UAV thứ ba nghi của Triều Tiên

Hàn Quốc phát hiện UAV thứ ba nghi của Triều Tiên

 Hàn Quốc đã tìm thấy một chiếc máy bay không người lái (UAV) nghi là của Triều Tiên trên một ngọn núi ở bờ biển phía đông.

Triều Tiên phủ nhận liên quan tới UAV rơi ở Hàn Quốc

Triều Tiên phủ nhận liên quan tới UAV rơi ở Hàn Quốc

Triều Tiên bác bỏ mọi liên quan tới chiếc máy bay không người lái (UAV) rơi trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của nước này hồi đầu tuần, KCNA hôm 5/4 đưa tin.

Hàn Quốc "run rẩy" trước UAV của Triều Tiên?

Hàn Quốc "run rẩy" trước UAV của Triều Tiên?

 Việc phát hiện ra hàng trăm bức ảnh về Nhà Xanh và các địa điểm quân sự trên chiếc máy bay không người lái của Triều Tiên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Hàn Quốc, tờ Telegraph của Anh cho hay.