SOF không quân

Về cơ cấu, SOF không quân Mỹ có bộ phận thường trực là các phi đội đặc nhiệm 1, 39, 353 và cụm đặc nhiệm chiến thuật số 1720; các đơn vị dự bị gồm cụm không quân đặc nhiệm 919, cụm không quân đặc nhiệm 193 thuộc lực lượng Cận vệ quốc gia cũng như Trường đào tạo và Trung tâm đánh giá khả năng tác chiến.

{keywords}
Các binh sĩ thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ. Ảnh: Wikimedia

Các phi đội đặc nhiệm được sử dụng để đảm bảo đường không cho SOF lục quân, trước hết là cho các cụm đặc nhiệm và trung đoàn biệt kích, ngoài ra được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ trên chiến trường. Các phi đội thường được trang bị các máy bay cường kích chuyên dụng như AC-130H/U, máy bay đổ bộ, vận tải MC-130E/H Combat Talon I/II; máy bay vận tải HC-130P/N và P Combat Shadow có chức năng tiến hành các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn và tiếp nhiên liệu trên không; trực thăng vận tải, đổ bộ MH-53 với các phiên bản G, J, H và HH-60G.

Phi đội không quân đặc nhiệm số 1 đóng thường xuyên trên lãnh thổ Mỹ, các phi đội 33 và 353 đóng tại châu Âu và khu vực Thái Bình Dương. Bên cạnh các nhiệm vụ chung, phi đội số 1 còn có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động chống khủng bố.

Cụm đặc nhiệm chiến thuật 1720 được sử dụng để tổ chức các tuyến đường không trong khu vực đổ bộ, hỗ trợ đường không khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt. Các phân đội của cụm quân này đóng thường xuyên trên lãnh thổ Mỹ và tại các nước châu Âu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cụm không quân đặc nhiệm 919 có chức năng, nhiệm vụ giống các phi đội đặc nhiệm thường trực. Phi đội đặc nhiệm 193 (máy bay tác chiến điện tử EC-130E) được giao nhiệm vụ chuyên tiếp sóng vô tuyến và truyền các bức điện vô tuyến nhằm phục vụ chiến tranh tâm lý.

SOF không quân Mỹ (cả thường trực và dự bị) được trang bị 70 máy bay, trong đó có 50 máy bay lên thẳng. Quân số 8.100 người, trong đó lực lượng thường trực là 6.300 người,  lực lượng dự bị 1.800 người.

SOF hải quân

SOF hải quân Mỹ thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt tại các khu vực duyên hải, vùng lãnh hải và các hồ nước nội địa của các quốc gia khác.

{keywords}
Các thành viên đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ đang luyện tập trên biển. Ảnh: US Army

Lực lượng này có nhiệm vụ trinh sát, phá hủy các mục tiêu quan trọng ven biển, các tàu thuyền trên bến đỗ, các mục tiêu cố định trên biển và khu vực duyên hải, hệ thống phòng thủ chống đổ bộ; gỡ mìn trên đường đi của các phương tiện đổ bộ khi tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển; tiến hành các hoạt động biệt kích, phá hoại khác. Ngoài ra, lực lượng này còn được sử dụng trong tác chiến chống các lực lượng biệt kích, tàu ngầm của đối phương.

Các đơn vị thường trực chủ yếu là các cụm quân đặc nhiệm số 1 phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dươn, và số 2 phục vụ cho Đại Tây Dương. Trong thành phần các cụm đặc nhiệm này có các đội trinh sát-biệt kích, các đội vận tải chuyên dụng, các hải đội tàu chuyên dụng, các phi đội máy bay lên thẳng hạng nhẹ, các nhóm đặc nhiệm của các ban Tham mưu.

Một thành phần quan trọng của SOF hải quân Mỹ là đội biệt động tác chiến biển - không - bộ (SEAL), nằm trong cơ cấu của các cụm quân đặc nhiệm. Nhiệm vụ chủ yếu của SEAL là trinh sát, tấn công các mục tiêu trên biển, trên sông (các tàu trên sông, trên biển,  hải cảng, sân bay, trung tâm chỉ huy, thông tin, kho tàng, trận địa hoả lực, đầu mối giao thông, cầu cống, đập nước, đài truyền thanh, truyền hình); đánh chặn, làm gián đọan các hoạt động trên biển, trên sông của các tàu bè, phương tiện cơ động trên mặt nước của đối phương.

SEAL cũng chịu trách nhiệm thâm nhập sâu vào đất liền, hỗ trợ cho các lực lượng khác của Mỹ thực hành tấn công, đánh phá các mục tiêu sau lưng đối phương; đánh chiếm đầu cầu, sân bay, các trục đường giao thông, bảo vệ các mục tiêu, tạo điều kiện cho các lực lượng đổ bộ đường biển tham gia tiến công; giải cứu tù binh, con tin, bắt cóc các nhân vật quan trọng của đối phương; tiến công các tổ chức khủng bố và lực lượng chống Mỹ; tiến hành chiến tranh tâm lý và hoạt động dân sự; huấn luyện cho lực lượng TCĐB hải quân các nước đồng minh của Mỹ.

SOF dự bị của hải quân có chức năng tăng cường cho các cụm quân đặc nhiệm 1 và 2, bao gồm 5 đội trinh sát-biệt kích, 5 ban chỉ huy đặc nhiệm, 2 hải đoàn tàu chuyên dụng, 3 nhóm tác chiến của các ban Tham mưu.

Đội trinh sát - biệt kích (khoảng 200 người) là phân đội chiến thuật chủ yếu của SOF hải quân, được sử dụng để tiến hành trinh sát chiến thuật và trinh sát chiều sâu, tiến hành các chiến dịch biệt kích trong hậu phương đối phương ở các hướng duyên hải. Đội có thể được sử dụng ở khu vực ven biển, ven đại dương và tại các sông, hồ. Đội cũng được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát-biệt kích khi chuẩn bị và trong khi tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển.

Quân số của SOF hải quân Mỹ khoảng 5.500 người, trong đó có 4.000 thuộc lực lượng thường trực (2.000 người trong các đội trinh sát-biệt kích) và 1.500 trong lực lượng dự bị.

SOF hải quân đánh bộ tổ chức thành 1 đơn vị; được trang bị khoảng 60 tàu thuyền các loại kể cả tàu ngầm, tàu đổ bộ mi-ni, tàu tuần tiễu trên sông, ...

Nguyên Phong

Tàu ngầm tối tân nhất của Mỹ 'thất thủ' vì nguyên nhân không ngờ

Tàu ngầm tối tân nhất của Mỹ 'thất thủ' vì nguyên nhân không ngờ

USS Connecticut, một trong những tàu ngầm tối tân nhất của Hải quân Mỹ, bị rệp giường xâm nhập đến mức nhiều thủy thủ phải sơ tán và ngủ trong xe riêng của họ.

Kịch bản thiết giáp hạm Mỹ giao chiến với tuần dương hạm Liên Xô: Ai thắng, ai thua?

Kịch bản thiết giáp hạm Mỹ giao chiến với tuần dương hạm Liên Xô: Ai thắng, ai thua?

Tờ National Interest mới đây đã đưa ra kịch bản về một cuộc đối đầu giữa tuần dương hạm lớp Kirov của Liên Xô và thiết giáp hạm USS Iowa của Mỹ để xem chiến hạm nào có thể lấn át đối thủ trên đại dương.