Báo Guardian dẫn lời ông Ghebreyesus nhấn mạnh, hầu hết các quốc gia đang không có đủ vắc-xin để chủng ngừa cho các nhóm người có nguy cơ cao. Hơn 700 triệu mũi tiêm ngừa Covid-19 đã được tiến hành trên toàn thế giới, nhưng 87% trong số đó là ở các nước thu nhập cao hoặc trên trung bình. Số mũi chủng ngừa ở các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 0,2% trong số này.

{keywords}
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus

"Tính trung bình, ở các nước có thu nhập cao, cứ 4 người thì có một người đã được chủng ngừa. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỉ lệ này là một trong hơn 500 người", lãnh đạo WHO phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/4.

Chương trình COVAX do WHO bảo trợ đã cung cấp gần 38,4 triệu liều vắc-xin cho 102 quốc gia ở cả 6 châu lục trên thế giới, 6 tuần sau khi kế hoạch được triển khai. Mục tiêu của chương trình là viện trợ cho các nước hơn 2 tỷ liều vắc-xin trong năm nay, nhưng kế hoạch đang vấp phải nhiều chậm trễ do khan hiếm nguồn cung.

Ông Tedros bày tỏ hy vọng chương trình COVAX có thể vượt qua các trở ngại và diễn ra đúng tiến độ dự kiến trong tháng 4 và tháng 5 này.

EU điều tra sự cố với vắc-xin Johnson & Johnson

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 9/4 thông báo đang xem xét việc hình thành các cục máu đông hiếm gặp ở 4 người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 do hãng dược Mỹ Johnson & Johnson bào chế.

Johnson & Johnson tuyên bố, họ đã biết về những trường hợp nói trên và đang làm việc với các cơ quan quản lý để đánh giá dữ liệu cũng như cung cấp thông tin liên quan. Công ty quả quyết hiện không có bằng chứng rõ ràng về sự liên quan giữa hiện tượng đông máu bất thường với việc tiêm phòng bằng vắc-xin của hãng.

Theo Reuters, tính đến sáng 8/4, gần 5 triệu người ở Mỹ đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (CDC) nói họ cũng biết về một vài sự cố đông máu ở những người đã chủng ngừa loại vắc-xin đơn liều này, nhưng lưu ý hiện tượng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ấn Độ đóng cửa trường học ở bang Delhi

Chính quyền bang Delhi, Ấn Độ hôm 9/4 đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học trong toàn bang để đối phó với diễn biến dịch phức tạp. Cơ quan quản lý giáo dục Delhi cũng yêu cầu các trường tạm dừng lập tức mọi kỳ thi cho đến khi nhà chức trách có quyết định mới.

Động thái diễn ra giữa lúc số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Delhi tăng vọt. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, bang này có thêm 7.437 ca mắc với 24 trường hợp tử vong.

Tính trên toàn quốc, Ấn Độ hiện ghi nhận tổng cộng trên 12,3 triệu ca nhiễm Covid-19, cao thứ 3 trên thế giới, trong đó 168.467 bệnh nhân không qua khỏi.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng 10/4 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 135,3 triệu người với hơn 2,9 triệu ca tử vong. Song, trên 108,8 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục. Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 31,8 triệu ca dương tính, trong đó 574.815 người thiệt mạng.

- Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 9/4, Phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Ulrike Demmer cho biết, nước này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 3, nên chính quyền liên bang và các bang đã nhất trí siết chặt luật quốc gia về phòng chống dịch. Theo bà Demmer, mục tiêu là tạo ra sự đồng nhất về các quy định quốc gia và dự thảo luật sửa đổi sẽ được trình lên chính phủ phê duyệt vào ngày 13/4 tới.

- Hãng dược Pfizer-BioNTech thông báo đang xin Mỹ cấp phép sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 của họ cho trẻ trong độ tuổi từ 12 - 15. Hãng dự kiến sẽ có kiến nghị tương tự với các cơ quan quản lý khác trên toàn thế giới trong những ngày tới.

- Các quan chức y tế Hàn Quốc cảnh báo nước này có thể phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới mạnh hơn, với nguy cơ số ca mắc mới theo ngày có thể tăng gấp đôi trong những tuần tới. Dẫu vậy, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ không nâng mức giãn cách xã hội mà tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế như hiện tại trong 3 tuần nữa.

- Tổ chức các bệnh viện AP-HP của Pháp dự báo, làn sóng lây nhiễm dịch thứ 3 tại nước này sẽ lên tới đỉnh điểm vào ngày 20/4. Tổ chức nhận định sẽ chỉ có khoảng 2.000 bệnh nhân Covid-19 phải điều trị tại các khu vực chăm sóc đặc biệt ở thủ đô Paris trong giai đoạn đỉnh dịch. Tính đến sáng 10/4, Pháp là ổ dịch lớn nhất châu Âu với gần 5 triệu ca mắc, bao gồm 98.395 trường hợp tử vong.

Tuấn Anh

Mỹ nhận tin vui, Pháp tăng kỷ lục số ca Covid-19 nặng

Mỹ nhận tin vui, Pháp tăng kỷ lục số ca Covid-19 nặng

Nền kinh tế Mỹ trong tháng vừa qua đã ghi nhận những bước hồi phục tích cực, giữa lúc có thêm nhiều người dân tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 và chính phủ đã cho bổ sung các khoản tiền cứu trợ đại dịch.

Thủ tướng Đức lệnh mạnh tay chống Covid-19, dịch phức tạp ở Philippines

Thủ tướng Đức lệnh mạnh tay chống Covid-19, dịch phức tạp ở Philippines

Thủ tướng Angela Merkel thúc giục các bang của Đức đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn virus corona chủng mới, kể cả ban hành lệnh giới nghiêm nhằm kiểm soát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ ba.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.