- Trước áp lực cần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông để kinh tế tăng tốc, trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhiều địa phương đã có cách làm rất linh hoạt để thu hút nguồn vốn xã hội hóa. 

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam trao đổi:

Phát triển hạ tầng giao thông là yêu cầu cấp thiết cho phát triển kinh tế và cần nguồn lực rất lớn. Do ngân sách nhà nước còn khó khăn, nên muốn nhanh chóng thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông, cần huy động thêm nguồn lực xã hội.

Xã hội hoá hạ tầng giao thông là chủ trương đúng. Thực tế cho thấy ở nước ta nhiều địa phương như Bình Dương, TP.HCM, Quảng Ninh đã thực hiện chủ trương xã hội hoá rất tốt, góp phần thay đổi kết cấu hạ tầng giao thông địa phương.

{keywords}
Sân bay Vân Đồng là sân bay tư nhân xây dựng đầu tiên trên cả nước.

Ví dụ, 4 năm qua, Quảng Ninh huy động được hơn 48.000 tỷ đồng từ khu vực tư nhân đầu tư cho hạ tầng giao thông, với nhiều dự án quan trọng như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng hành khách quốc tế Hòn Gai…, đồng thời hình thành được quy hoạch tổng thể về hạ tầng giao thông cho 10-15 năm tới, với trọng tâm phát triển đường cao tốc, sân bay.

 

{keywords}
Ngân sách hạn hép, nhiều địa phương đã thu hút vốn đầu tư tư nhân vàn đầu tư hạ tầng giao thông.

Lợi thế lớn nhất của tỉnh là có nguồn thu ngân sách đủ để tự trích tiền ra cùng làm với nhà đầu tư. Đây cũng là địa phương được lựa chọn làm trọng điểm cải cách hành chính, nên các thủ tục cũng giải quyết nhanh hơn.

Các tỉnh, thành khác muốn được thành công như Quảng Ninh cần có quy hoạch hạ tầng giao thông bài bản, đồng bộ và lựa chọn được trọng điểm để tránh đầu tư dàn trải.

Công tác tư tưởng, tuyên truyền để tạo đồng thuận ở cả nhà đầu tư và người dân cần được đẩy mạnh, và tập trung giải quyết quyền lợi các bên thoả đáng. 

{keywords}
Phát triển hạ tầng giao thông được xem là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Ngoài ra, các tỉnh cũng cần tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, các cơ quan cùng vào cuộc với nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh thường xuyên nắm bắt, giải quyết dứt điểm các tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện.

Một yếu tố quan trọng khác là cần lựa chọn các nhà đầu tư tốt, có đủ năng lực tài chính, tuân thủ quy định của pháp luật.

Nếu không có những lợi thế tương tự Quảng Ninh, các địa phương khác cần nhìn rõ những lợi thế của mình để có sự đầu tư đúng đắn, tránh tình trạng dàn trải, lãng phí nguồn lực.

Theo ông, khó khăn lớn nhất của cả chính quyền và doanh nghiệp khi cùng thực hiện các dự án hạ tầng tại địa phương là gì và hướng giải quyết ra sao?

Khó khăn lớn nhất hiện nay là các văn bản quy phạm pháp luật cho hình thức hợp tác công – tư chưa đầy đủ. Từ đó dẫn tới các cơ chế chính sách ưu đãi chưa đồng bộ, như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư cũng còn nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, tốn thời gian. Đặc biệt, việc giải quyết vốn đối ứng cho dự án không phải địa phương nào cũng có ngân sách để làm.

Với người dân phải nhường đất cho dự án, các địa phương cũng cần chủ động, vì việc này mất nhiều thời gian, địa phương cần chủ động… Nếu chủ động giải quyết được các vấn đề trên, chắc chắn việc xã hội hoá đầu tư hạ tầng giao thông sẽ thành công. 


TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cho rằng, kêu gọi vốn đầu tư xã hội cho hạ tầng giao thông là cách tốt nhất phát triển hạ tầng trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn. Trong kế hoạch 5 năm tới, vốn nhà nước chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu đầu tư hạ tầng do các địa phương đề xuất.

Tuy vậy, theo TS Hồ, thời gian qua các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công – tư còn không ít tồn tại, từ khi kêu gọi đầu tư tới quá trình thực hiện. Để tạo điều kiện cho địa phương, TS Hồ cho rằng, các cơ quan trung ương cần rà soát, đúc kết việc thực hiện xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng giao thông thời gian qua, để hoàn thiện thể chế chính sách. Trên cơ sở đó, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh.

  

'Bộ GTVT cần kêu gọi đầu tư xã hội hoá'

'Bộ GTVT cần kêu gọi đầu tư xã hội hoá'

 “Năm 2013, nguồn vốn cho ngành giao thông chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng. Vì thế Bộ GTVT phải kêu gọi nguồn vốn đầu tư xã hội hóa BT,BOT và đề nghị các bộ ngành có giải pháp về vốn…”

Thái Bình đề xuất đầu tư BOT đường bộ ven biển gần 3.900 tỷ

Thái Bình đề xuất đầu tư BOT đường bộ ven biển gần 3.900 tỷ

Chủ tịch tỉnh Thái Bình đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển theo hình thức BOT với gần 3.900 tỷ.

Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân

Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân

Theo Phó chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên, nếu không đồng tình với mức phí, người dân có thể chọn đi đường không có BOT.

Đầu tư BOT bị tiếng 'ăn dày', nghe như tội đồ

Đầu tư BOT bị tiếng 'ăn dày', nghe như tội đồ

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần TASCO than rằng, lợi nhuận thu về chỉ còn 8,5-9%, so với vốn huy động có lãi suất đến 12-15%.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT.

Vũ Điệp