Từ 25-29/11, Chủ tịch nước, phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự gần 30 hoạt động tại Thụy Sĩ. Đây là chuyến thăm châu Âu đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

{keywords}

Sau hơn 12 tiếng di chuyển từ Hà Nội, chuyên cơ đưa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Geneva, bắt đầu thăm chính thức Thụy Sĩ. Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và kiều bào chào đón Chủ tịch nước, phu nhân cùng đoàn công tác.

{keywords}

Ngay sáng ngày đầu tiên trong chuyến thăm, Tổng thống Guy Parmelin đã chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Kết thúc lễ đón, hai nhà lãnh đạo và hai đoàn tiến hành hội đàm. Trong ảnh: Tổng thống Thụy Sĩ và Chủ tịch nước tại lễ đón.

{keywords}

Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt những viên gạch đầu tiên trong tiến trình vun đắp nhịp cầu hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Trong suốt chiều dài một nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển và khoa học - công nghệ.

{keywords}

Tổng thống Thụy Sĩ nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác kinh tế ưu tiên quan trọng của Thụy Sĩ ở Đông Nam Á. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sĩ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

{keywords}

Nhằm tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao, cũng như giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước, qua đó làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Trong ảnh: Đoàn đại biểu hai nước hội đàm.

{keywords}

"Quan hệ giữa Việt Nam-Thụy Sĩ đã đạt được nhiều mục tiêu. Tôi tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ là dấu ấn, bước phát triển mới trong quan hệ hai nước", Tổng thống Guy Parmelin cho biết trong cuộc gặp mặt với báo chí hai nước.

Hai bên nhất trí nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Chủ tịch nước và Tổng thống Thụy Sĩ chủ trì buổi họp báo.

{keywords}

Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thuỵ Sĩ Andreas Aebi, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống với Thụy Sĩ. Mối quan hệ được xây dựng từ những năm tháng chiến tranh gian khó và được vun đắp bởi nhân dân hai nước suốt 50 năm qua.

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thuỵ Sĩ Andreas Aebi bày tỏ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội hai nước, ủng hộ tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt sớm hoàn tất Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA trong đó có Thụy Sĩ, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Ảnh: Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thuỵ Sĩ Andreas Aebi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

{keywords}

Kết thúc ngày đầu tiên của chuyến công tác, Chủ tịch nước cùng Tổng thống Thuỵ Sĩ dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp cấp cao Việt Nam - Thuỵ Sĩ. Phát biểu với trên 100 doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin cũng nhận định tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và cần những khuôn khổ hợp tác mới để thúc đẩy doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: Chủ tịch nước phát biểu tại diễn đàn.

{keywords}

Chủ tịch nước tiếp một số lãnh đạo doanh nghiệp và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Torino, Ý và nhận cuốn sách “Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hoà bình cho Việt Nam”. Trong ảnh: Bà Sandra Scagliotti tặng cuốn sách về những bức thư của Bác Hồ cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

{keywords}

Trong ngày làm việc thứ hai, Chủ tịch nước và phu nhân đã gặp Thị trưởng TP Bern Alec von Granffenried và được Thị trưởng đưa đi thăm TP Bern cổ kính. Thị trưởng cho biết, người Thuỵ Sĩ rất thích du lịch. Trong một thập kỷ vừa qua, rất nhiều người Thuỵ Sĩ đã trở thành fan hâm mộ đất nước Việt Nam. 

Chủ tịch nước đề nghị chính quyền TP Bern nghiên cứu hợp tác với 12 địa phương của Việt Nam có di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, nhất là trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cũng như quảng bá các di sản này ở Thụy Sĩ để có thêm nhiều người Thụy Sĩ và châu Âu đến du lịch ở Việt Nam.

{keywords}

Ảnh: Chủ tịch nước cùng Thị trưởng TP Bern đi thăm các khu vực nổi tiếng của TP.

{keywords}

Chủ tịch nước cũng đã có cuộc gặp ấm áp, thân tình với cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam ở Thuỵ Sĩ. Chủ tịch nước khẳng định, kiều bào là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, bà con là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước xác định thu hút nguồn lực trí thức của kiều bào để đóng góp cho đất nước.

Trong ngày làm việc thứ ba, Chủ tịch nước và đoàn đại biểu đã đến Geneva gặp, làm việc với các tổ chức đa phương là Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA). 

{keywords}

Thăm trụ sở Văn phòng Liên Hợp Quốc và có cuộc gặp với bà Tatiana Valoya, Tổng Giám đốc Văn phòng, Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam ủng hộ Liên Hợp Quốc phát huy vai trò trung tâm trong quản trị toàn cầu, gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người, ứng phó hiệu quả với các thách thức chung, đặc biệt là các thách thức phi truyền thống.

{keywords}

Bà Tatiana Valoya đánh giá cao Việt Nam đã đảm đương xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 với nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực cho các vấn đề toàn cầu. Việt Nam là nước đang phát triển nhưng thể hiện vai trò đi đầu và là hình mẫu trong chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Chủ tịch nước tặng quà nữ Tổng Giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc.

{keywords}

Tiếp Chủ tịch tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới Gianni Infantino, Chủ tịch nước mong muốn FIFA tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của bóng đá thế giới sau dịch Covid-19. Việt Nam luôn ủng hộ các hoạt động của FIFA, và sẽ tích cực tham gia các hoạt động do FIFA tổ chức.

Chủ tịch FIFA cũng nói rất muốn được nhìn thấy đội tuyển Việt Nam tham dự vòng chung kết World Cup. Ảnh: Chủ tịch nước và Chủ tịch FIFA

{keywords}

Chủ tịch nước cũng thăm trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và làm việc với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) Seth Berkley và Giám đốc Điều hành Chương trình COVAX Aurélia Nguyen.

Chủ tịch nước đề nghị WHO, GAVI, Chương trình COVAX quan tâm hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, năng lực tiêm chủng mở rộng. Ông đề nghị WHO hỗ trợ kỹ thuật cho vắc xin Nanocovax của Việt Nam được tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng toàn cầu của WHO.

Tổng Giám đốc WHO ủng hộ ý tưởng biến Việt Nam thành trung tâm khu vực về sản xuất vắc xin, sẽ trao đổi với bộ phận kỹ thuật về khả năng đưa vắc xin do Việt Nam sản xuất tham gia chương trình thử nghiệm toàn cầu của WHO.

{keywords}

Tiếp bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ nỗ lực và các sáng kiến cải cách WTO trên cơ sở duy trì sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển và năng lực thực thi của các thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển và kém phát triển.

Còn Tổng Giám đốc WTO bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bà cho rằng đây là kỳ tích và Việt Nam sẽ là tấm gương để nhiều nước đang phát triển noi theo. Ảnh: Chủ tịch nước tiếp Tổng Giám đốc WTO.

{keywords}

Chủ tịch nước thăm Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO và làm việc với Tổng giám đốc WIPO Daren Tang. Chủ tịch đề nghị WIPO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và Luật Sở hữu trí tuệ, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đào tạo đội ngũ chuyên gia đủ năng lực khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế, đóng góp vào sự phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Ảnh: Chủ tịch nước và Tổng Giám đốc WIPO

{keywords}

Gặp Chủ tịch Hội đồng bang Geneva Serge Dal Busco, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo bang Geneva tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của bang mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Cùng với đó là nghiên cứu thiết lập quan hệ đối tác với các địa phương của Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng bang Geneva Serge Dal Busco hoan nghênh các đề xuất của Chủ tịch nước, đặc biệt là về hợp tác giữa bang Geneva với các địa phương của Việt Nam.

{keywords}

Tới thăm, nói chuyện thân mật với các cán bộ, nhân viên Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva và các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ, Chủ tịch nước nhấn mạnh tinh thần cần nỗ lực nhiều hơn nữa vì “hai chữ Việt Nam”, đóng góp tích cực đối ngoại đa phương, nâng tầm vị thế Việt Nam. Ảnh: Chủ tịch nước và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tại cuộc gặp. 

Nước chủ nhà Thụy Sĩ đã dành cho Chủ tịch nước và đoàn cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị theo nghi thức cao nhất, tình cảm nồng ấm, chân tình và đặc biệt là thể hiện mong muốn hợp tác với Việt Nam sâu rộng hơn nữa để cùng phát triển.

Trần Thường - Ảnh: Trần Thường, TTXVN, VOV

Tình cảm trân quý của người phụ nữ Thuỵ Sĩ hơn 20 lần đến Việt Nam

Tình cảm trân quý của người phụ nữ Thuỵ Sĩ hơn 20 lần đến Việt Nam

Chủ tịch Hội Hữu nghị Thuỵ Sĩ-Việt Nam Anjuska Weil dành một tình cảm đặc biệt cho đất nước hình chữ S, từ những năm 1960, bà đã tham gia phong trào chống chiến tranh và làm nhiều hoạt động thiện nguyện cho Việt Nam.