Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có những chuyển biển lớn.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ với báo chí...

{keywords}
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn. Ảnh: TA

Thứ trưởng đánh giá ý nghĩa về kết quả của hội nhập quốc tế (HNQT) về chính trị, an ninh-quốc phòng sau 5 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị?

- Kết quả và ý nghĩa bao trùm của HNQT trong lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng thời gian qua góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với tất cả đối tác, góp phần nâng cao sự tin cậy chính trị, nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh và  vị thế Việt Nam ở các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Qua đó góp phần tích cực vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài để phát triển, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn­ lãnh thổ.

HNQT trong lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng cũng là tiền đề quan trọng để chúng ta thu hút sự quan tâm của các đối tác, qua đó nâng cao hiệu lực hội nhập ở các lĩnh vực khác.

Thứ trưởng cho biết tầm quan trọng của việc giữ được hòa bình, ổn định để tận dụng và phát huy lợi ích mà HNQT mang lại?

- HNQT trong lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp hiện nay.

Ngược lại, chúng ta cũng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định chung của cả khu vực và thế giới. Chính vì thế, vị thế Việt Nam được nâng cao, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với nước ta cũng gia tăng.

{keywords}
Ảnh: TA

Khi hội nhập, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi chung, vừa hợp tác vừa đấu tranh sẽ không tránh khỏi va chạm với nước khác. Phương châm của chúng ta là gì?

- Thực ra trong quan hệ với các đối tác, trong HNQT nói chung mà không chỉ riêng trong lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng đều có những điểm đồng, có những lĩnh vực hai bên cùng chia sẻ với nhau, và cũng có điểm khác biệt.

Trong bối cảnh Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa, ta đề cao phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác để tiếp tục phát huy những điểm đồng.

Chẳng hạn trong quan hệ hợp tác của ta hiện nay với các đối tác là thúc đẩy tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ, làm sao duy trì trật tự tự do thương mại mở, tiếp cận với thị trường, cùng nhau phát triển.

Đồng thời trong quá trình này, cũng có những xu hướng bảo hộ, đóng cửa thị trường…Chúng ta cần hợp tác với các đối tác để cùng nhau giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy tự do thương mại đem lại lợi ích cho tất cả.

Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế không chỉ về kinh tế mà những lĩnh vực khác cũng có điểm khác biệt. Chúng ta cần đấu tranh để duy trì giữ vững bản sắc dân tộc của chúng ta, giữ vững được nguyên tắc của chúng ta trong quan hệ quốc tế, đảm bảo vừa hội nhập cùng có lợi, giảm thiểu khác biệt nhưng tránh đi đến đổ vỡ hay đối đầu.

Quan hệ quốc tế hiện nay cũng là vừa hợp tác vừa đấu tranh làm sao duy trì trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, đảm bảo môi trường hòa bình ổn định.

Trước đây ta đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng bây giờ hội nhập trên mọi lĩnh vực. Thứ trưởng đánh giá thế nào về sự thay đổi này?

- Đây cũng là một bước phát triển quan trọng trong tư duy cũng như thực tiễn phát triển của Việt Nam. Trước 2013 - khi chúng ta có nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế - thì những năm 2000, chúng ta đã có chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế, lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm nền tảng.

Sau hơn 10 năm tổng kết lại, đất nước ta đã phát triển với vị thế mới, tiềm lực mới, vị thế đối ngoại mới nên ta đã triển khai hội nhập không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà trong cả lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, xã hội, KHCN…

Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị nêu trên đã xác định những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo, phương châm cũng như lĩnh vực HNQT...

Như vậy chúng ta có bộ máy tương đối hoàn thiện để triển khai hội nhập trên các lĩnh vực và bổ trợ giúp cho nhau. Hội nhập chính trị, an ninh-quốc phòng giúp tăng cường sự tin cậy chính trị, qua đó thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác. Hội nhập về kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác tạo sự đan xen lợi ích, tạo nền tảng để tiến hành hợp tác, hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng.

Tất cả đảm bảo cho chúng ta giữ được môi trường hòa bình ổn định, thuận lợi để phát triển KT-XH.

Nữ Vụ trưởng kể cuộc gọi lúc nửa đêm của phía Triều Tiên

Nữ Vụ trưởng kể cuộc gọi lúc nửa đêm của phía Triều Tiên

 Khoảng 11h đêm, tôi nhận được điện thoại từ phía Triều Tiên nói sẽ tổ chức họp báo và đưa ra yêu cầu về thành phần phóng viên được mời, bà Lê Thị Thu Hằng kể.

Thái An