Chiều 12/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc về sự phát triển của ngành dầu khí.

Cùng dự có lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Thành phần tham dự đã rút gọn so với dự kiến ban đầu để nhiều đại biểu đi phòng chống lũ lụt.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc về sự phát triển của ngành dầu khí. Ảnh: VGP

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh ngành dầu khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là trong thời gian gần đây, đóng góp của ngành dầu khí rất lớn cho nền kinh tế, luôn vào tốp đầu về nộp ngân sách Nhà nước. Mỗi 1 triệu tấn dầu đóng góp khoảng 0,25% GDP. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chỉ đạo bằng chiến lược, quy hoạch, nghị quyết cho sự phát triển của ngành.

Trong quá trình phát triển đó, ngành đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ.

Tuy nhiên, gần đây, nhất là từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, “có nhiều chuyện không vui”. Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến PVN, một tập đoàn lớn của đất nước, tạo tâm lý không tốt trong đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động.

Tại buổi làm việc hôm nay, Thủ tướng tiếp tục lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của Tập đoàn về một số vấn đề liên quan để ngành dầu khí tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với đất nước. Đảng, Nhà nước và xã hội đang dõi theo các hoạt động của Tập đoàn để xem “Chúng ta có đủ bản lĩnh để vượt lên không? Đó là câu hỏi đặt ra đối với Đảng bộ, lãnh đạo PVN”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh tinh thần “trong khó khăn, càng phải vững vàng”.

{keywords}

Ảnh: VGP

“Tôi mới ở Ninh Bình về đây. Người ta đã thức cả đêm để canh đê, để quyết định có phá đê hay giữ đến cùng để không ảnh hưởng đến 55-60 nghìn dân phải dời đi trong đêm”, Thủ tướng lấy ví dụ về tinh thần, bản lĩnh vững vàng vượt qua khó khăn. “Chúng ta có trách nhiệm đối với đất nước, đối với nhân dân, đối với Tập đoàn của để giữ gìn truyền thống của chúng ta”. Mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, tổ chức trực thuộc tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, phát huy thành tích đã đạt được, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn.

Bên cạnh lắng nghe ý kiến về các khó khăn, vướng mắc như về một số dự án đầu tư, công tác tổ chức bộ máy, Thủ tướng nêu một số định hướng tháo gỡ cũng như chủ trương, biện pháp phát triển của PVN.

Dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua.

Thủ tướng động viên tập đoàn Dầu khí có sai phải sửa

Thủ tướng động viên tập đoàn Dầu khí có sai phải sửa

Thủ tướng động viên tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) trong quá trình làm có kiểm tra, có phát hiện sai sót, có sai thì phải sửa.

12 dự án ngàn tỷ thua lỗ: Tập đoàn Dầu khí trì trệ nhất

12 dự án ngàn tỷ thua lỗ: Tập đoàn Dầu khí trì trệ nhất

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trì trệ nhất trong việc xử lý 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ, hầu như không làm gì, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nghiêm khắc.

Dự án ngàn tỷ đắp chiếu: PVN cần chủ động ra quyết định kỷ luật

Dự án ngàn tỷ đắp chiếu: PVN cần chủ động ra quyết định kỷ luật

Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị trong thẩm quyền của mình, PVN chủ động ra quyết định kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan các dự án đắp chiếu.

Thêm 3 cán bộ Tập đoàn Dầu khí bị khởi tố

Thêm 3 cán bộ Tập đoàn Dầu khí bị khởi tố

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét 3 cán bộ thuộc PVN.

PVN vẫn khai thác dầu khí bình thường ở Biển Đông

PVN vẫn khai thác dầu khí bình thường ở Biển Đông

 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) khẳng định đang tiếp tục khai thác dầu khí ở Biển Đông, sau việc Trung Quốc mời thầu phi pháp 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

Theo VGP