Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp cho biết, chưa nước nào tự tin có biện pháp phòng, chống dịch bệnh tốt nhất. Dự báo, mùa đông năm nay sẽ khốc liệt đối với các nước trong phòng, chống dịch.

Đối với các địa phương, nguy cơ lây nhiễm luôn luôn thường trực, trong đó hai nguy cơ lớn nhất là từ người nhập cảnh (cả trái phép, hợp pháp), người mang mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng.

Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn cách ly đối với các nhóm đối tượng nhập cảnh hợp pháp.

{keywords}
 

Cách ly dưới 14 ngày, không cần cách ly tập trung được áp dụng cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 3-5 ngày trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tiếp tục xét nghiệm sau khi nhập cảnh và xét nghiệm định kỳ, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.

Cách ly tập trung 7 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày dành cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 3-5 ngày, sau đó xét nghiệm lần 1 vào ngày thứ 1 nhập cảnh, lần thứ 2 vào ngày thứ 6 hoặc 7. Nếu tiếp tục có kết quả âm tính, những người này được cách ly tại nhà và xét nghiệm lần 3 vào ngày thứ 14.

Các trường hợp nhập cảnh khác chưa có hướng dẫn vẫn thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Việc thu phí cách ly thực hiện theo quy định của Thủ tướng.

Đề cao kỷ cương, giữ bình yên cho cả nước

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh 2 nguy cơ lây nhiễm lớn nhất hiện nay là người nhập cảnh vào Việt Nam và mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng.

Báo cáo từ các địa phương, kết quả giám sát, kiểm tra của Bộ Y tế, Bộ Công an cho thấy, thời gian qua có thực tế đối tượng nhập cảnh hợp pháp (trong đó có chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, người Việt Nam từ vùng dịch) chưa được quản lý chặt chẽ sau thời gian 14 ngày cách ly tập trung, trong khi thực tế có người phát bệnh ở ngày thứ 20 sau khi nhập cảnh.

{keywords}
Phó Thủ tướng: Thực hiện mục tiêu kép, phải tuyệt đối an toàn vì nếu có dịch thì mọi nỗ lực phát triển kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, ít nhất trong vòng 28 ngày, bao gồm 14 ngày cách ly tập trung và 14 ngày giám sát y tế.

Người nhập cảnh phải khai báo y tế điện tử bắt buộc và cập nhật tình hình sức khoẻ cá nhân ít nhất 1 lần/ngày.

“Chính quyền địa phương tuyệt đối không để người nước ngoài nhập cảnh không thuộc đối tượng chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, không phải là lao động của DN có nhu cầu”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Từng địa phương phải nắm được từng ngày có bao nhiêu người nhập cảnh trên địa bàn, cập nhập thông tin sức khỏe, lưu trú… liên tục.

Các khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ người cách ly phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, cập nhật thông tin hàng ngày về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Đối với việc phát hiện, phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, Phó Thủ tướng cho rằng vai trò của người dân rất quan trọng.

Trước đó, ngày 17/4, tại cuộc họp trực tuyến của BCĐ với 63 địa phương, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh: Chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.

Mới đây, ngày 1/10, với sự hợp tác của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ Y tế, ứng dụng Bản đồ An toàn Covid (Antoancovid.vn) đã chính thức vận hành, được cập nhật theo thời gian thực. Trước hết các cơ sở bệnh viện, trường học sẽ được cung cấp tài khoản để cập nhật những việc phải thực hiện theo Bộ tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Mức độ an toàn sẽ được chấm điểm. Những cơ sở chưa đảm bảo an toàn sẽ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.

“Các tiêu chí không thể cứng nhắc như trong thời kỳ cao điểm chống dịch nhưng không thể như lúc bình thường mà phải là bình thường mới, khả thi, thực hiện được”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Đến nay, bộ tiêu chí đảm bảo an toàn bệnh viện, trường học đã hoàn thành và được triển khai từ đầu tháng 10/2020.

{keywords}
 

Bộ Y tế phải rà soát ngay hướng dẫn và chuyển thành danh sách công việc cần làm đối với với các loại hình hoạt động của cơ sở y tế, giáo dục, khách sạn, nhà máy, trụ sở cơ quan nhà nước, siêu thị…

Các bộ ngành, các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở, đơn vị trực thuộc, thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện đầy đủ các công việc bảo đảm an toàn, phòng chống dịch, cập nhật Bản đồ an toàn Covid theo thời gian thực. Nơi nào không bảo đảm an toàn dứt khoát không cho hoạt động, kỷ luật người đứng đầu.

“Chúng ta phải hình thành thói quen chung sống an toàn với dịch. Bộ Y tế đã lên chương trình quản lý sức khỏe toàn dân, tới đây phải khẩn trương thiết lập trước hết đối với người già, người có bệnh nền, bệnh mãn tính dài ngày. Cùng với đề án khám chữa bệnh từ xa, ngành y tế phải xây dựng hệ thống đăng ký khám chữa bệnh từ xa”, Phó Thủ tướng nói.

Theo VGP

Thủ tướng: Cần hiện đại hóa việc dự báo thời tiết, thiên tai

Thủ tướng: Cần hiện đại hóa việc dự báo thời tiết, thiên tai

Mức độ chính xác kịp thời và tin cậy trong dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai sẽ góp phần quyết định giảm được thiệt hại và chi phí xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai. 

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.