Theo đó, ngay từ sáng sớm ngày 4/1 lực lượng chức năng tỉnh Long An và chính quyền huyện Đức Hoà đã có mặt làm việc tại "Tịnh thất Bồng Lai" - còn có tên là “Thiền am bên bờ vũ trụ” đóng tại ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà.

Hiện trường xung quanh “Tịnh thất Bồng Lai” bị phong toả từ xa. Đến 17h, cơ quan chức năng vẫn chưa rút đi...

{keywords}
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án lợi dụng tôn giáo để trục lợi từ thiện tại Tịnh thất Bồng Lai

Chiều tối 4/1, một nguồn tin cho hay, cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án liên quan đến hoạt động lợi dụng tôn giáo để trục lợi từ thiện xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Vụ việc xảy ra tại nơi này đã gây bức xúc dư luận trong thời gian dài và đến nay cơ quan An ninh điều tra chính thức làm rõ.

Cũng nguồn tin trên cho hay, cơ quan An ninh điều tra đã triệu tập ông Lê Tùng Vân (SN 1932, ngụ quận 6) và một số người liên quan, để phục vụ công tác điều tra.

Từng công bố kết quả điều tra về "Tịnh thất Bồng Lai"

Được biết, năm 2014, bà Cao Thị Cúc (SN 1960, quê An Giang) về ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà mua nhà đất, tự biến thành một cơ sở tôn giáo. Khoảng 1 năm sau, ông Cao Tùng Vân về đây sinh sống, tự phong là chủ trì.

Trong thời gian dài sau đó, ông Lê Tùng Vân gây dựng Tịnh thất Bồng Lai theo mô hình tương tự ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, có tên Trại dưỡng lão - cô nhi Thánh Đức. Cơ sở Thánh Đức này cũng tự nhận nuôi trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, trực tiếp nhận các khoản từ thiện từ khắp nơi đổ về.

{keywords}
Ông Lê Tùng Vân, người đứng đầu Tịnh thất Bồng Lai 

Năm 2007, cơ sở Thánh Đức bị phanh phui núp bóng tôn giáo, bị chính quyền Bình Chánh dẹp bỏ. Ông Lê Tùng Vân im ắng một thời gian, sau đó về nhà bà Cúc tạo dựng “Tịnh thất Bồng Lai”, nhưng biến tướng tinh vi hơn, có sự tiếp tay của truyền thông, mạng xã hội để phô trương, trục lợi. 

Đầu tháng 11/2021, chính quyền tỉnh Long An có kết luận khẳng định: "Tịnh thất Bồng Lai" không phải là tu viện hợp pháp do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý. Những người sống, sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo.

Ông Lê Tùng Vân tự nhận là Hoà thượng Thích Tâm Đức hay “thầy ông nội”. Tại ngôi nhà có căn thờ Phật như một chánh điện của tu viện Phật giáo. Phần lớn người sinh sống ở đây cắt tóc ngắn, mặc áo tương tự nhà sư, tự xưng là thầy, sư cô, hoà thượng, chú tiểu… Họ tổ chức sinh hoạt như một tu viện Phật giáo; làm nhiều clip đăng tải trên mạng tự nhận là chùa, tịnh thất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hiện tại “Tịnh thất Bồng Lai” có 18 người sinh sống như đại gia đình, trong nhà có 6 đứa trẻ có mẹ ruột theo giấy tờ hợp pháp.

Cơ quan chức năng Long An xác định, những người sinh sống trong gia đình bà Cúc phần lớn có quan hệ huyết thống, là con ruột, cháu ruột của ông Lê Tùng Vân chứ không mồ côi, không nơi nương tựa. Những người này đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi từ thiện.

Những thành viên trong gia đình bà Cúc tham gia các game show truyền hình, được mạng xã hội quảng bá là cơ sở nuôi trẻ mồ côi, đã tạo ra sự nhầm lẫn trong xã hội. Từ đó nhiều năm qua, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã gửi nhiều khoản từ thiện gồm tiền bạc, vật chất về nơi này.

Lợi dụng tôn giáo, mạo danh trẻ mồ côi ở Tịnh thất Bồng Lai sao chậm xử lý?

Lợi dụng tôn giáo, mạo danh trẻ mồ côi ở Tịnh thất Bồng Lai sao chậm xử lý?

Những sai phạm lợi dụng tôn giáo, mạo danh trẻ mồ côi để trục lợi xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai đã rõ, nhưng nơi đây vẫn tiếp tục tồn tại, gây bức xúc dư luận.  

Linh An