Sau khi nghe tờ trình, thẩm tra ở hội trường, Quốc hội sáng nay (24/7) đã thảo luận tại tổ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tại tổ TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề nguồn vốn đầu tư công dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được tính toán tương xứng.

“Đừng để nước đến chân mới nhảy”, Chủ tịch nước lưu ý, đến mùa mưa lũ

Đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra cảnh đau lòng khi hàng loạt nhà dân bị cuốn trôi, đe dọa đến tính mạng, đến đất đai, tài sản của người dân. 

Theo Chủ tịch nước, “phải đầu tư cỡ như Hà Lan, phải lớn như vậy, chứ nếu đầu tư chắp vá, tạm thời trước mắt thì không ổn”.

{keywords}
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu thảo luận. 

“Vùng chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu là Đồng bằng sông Cửu Long Long, nếu không có nguồn lực thì hậu quả vài chục nữa sẽ rõ hơn, phải nhìn nhận đầy đủ, suy nghĩ đầu tư lớn hơn, tầm nhìn cao hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu khủng khiếp như vậy”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Việc đầu tư cần đặt trọng điểm vào những nơi tạo ra giá trị, tính lan tỏa lớn, mang tính dài hơi hơn.

“Việc đầu tư phải đảm bảo độc lập, tự chủ kinh tế, trước tác động của thiên tai, địch họa, dịch bệnh”, ông nói và cho rằng thời gian qua, dù đã nhận diện được tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long song đầu tư vẫn chưa thỏa mãn với yêu cầu phát triển.

Chủ tịch nước vẫn lưu ý đến việc phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Ông cho rằng nhiều khi công trình nhỏ nhưng tác động lớn tới người dân nên phải có đầu tư thỏa đáng.

Tránh tình trạng “vay để rải đều cho các tỉnh”

ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) nêu quan điểm đầu tư đã được nhất quán trong luật, nhưng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên đầu đầu tư đối phó dịch bệnh, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của Covid-19.

“Không chỉ đầu tư cho hạ tầng y tế, nguồn nhân lực, mà còn cần quan tâm đến lực lượng y tế”, ông Ngân nói.

Ông cũng phân tích nếu sử dụng tốt vốn đầu tư công sẽ tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho quốc gia. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững phải gắn với an sinh xã hội. Qua theo dõi, năm 2016 giải ngân được hơn 88,27% nhưng đến năm 2018 chỉ giải ngân được có 71,69%. Tuy nhiên, khi Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công, tránh kéo dài thời gian của dự án, gây lãng phí, đi liền với đó là gắn trách nhiệm cho người đứng đầu nên đến năm 2020 đã giải ngân được hơn 96%.

Nhìn những tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới, ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng, khâu giải phóng mặt bằng là vô cùng vất vả nên công tác tuyên truyền phải gắn liền với thông tin để người dân đồng thuận, nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là giá đất và đền bù khiến người dân không đồng thuận gây ra bức xúc xã hội.

Ông Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP.HCM) cho rằng, khối lượng dự án phê duyệt là rất lớn, nên cần phân cấp trong hoạt động đầu tư. Ông cũng lưu ý việc vay vốn cho đầu tư phát triển cần tránh tình trạng “vay để rải đều cho các tỉnh sử dụng”.

Theo ông Nhân, cần ưu tiên vốn cho các địa phương có hiệu quả kinh tế cao.  Lúc đó đồng tiền nợ công đảm bảo thu về, các địa phương cam kết trả được nợ, chứ không phải bàn vay nhưng không hiệu quả.

Trần Thường

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt mua sắm vắc xin, thiết bị y tế

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt mua sắm vắc xin, thiết bị y tế

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng các biện pháp, ban hành các quy định chưa được luật quy định hoặc khác với quy định của luật để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch.