- Triển lãm chuyên đề "Đi qua cuộc chiến" được tổ chức sáng nay tại Hà Nội với nhiều hiện vật gắn với những câu chuyện xúc động.

Người lập bàn thờ Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch

XEM VIDEO:

Triển lãm được bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với một số bảo tàng, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ba miền tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên tại triển lãm

Chuyên đề gồm ba nội dung chính. "Ký ức nơi chiến trường" khắc họa hình ảnh bao lớp thanh niên đã hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước, hăng hái lên đường chiến đấu.

"Khi cuộc chiến đi qua", khắc họa chân dung, hình ảnh những người lính may mắn được trở về nhưng vẫn còn nhiều nỗi đau do thương tật. 

Mặc dù bị thương nhưng những người lính trở về vẫn bản lĩnh, kiên cường xây dựng kinh tế trong thời bình. Nhiều người trong số họ đã trở thành nhà lãnh đạo, quản lý, doanh nhân thành đạt.

Phần ba với tên gọi "Ước mơ", nêu lên sự kiên cường, vượt khó trong thời bình, mỗi thương binh đều có những ước mơ thật bình dị cho riêng mình. Đặc biệt, vượt lên trên hết, trong mỗi người lính đều ước mơ về một đất nước Việt Nam hòa bình, không khi nào có chiến tranh, phát triển kinh tế giàu mạnh.

{keywords}
Thương binh Nguyễn Thế Nghĩa bên kỷ vật chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu

Tại triển lãm, nhiều kỷ vật được trưng bày với những câu chuyện xúc động, nổi bật lên giữa hàng trăm hiện vật là lá cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được vẽ bằng máu của các chiến sĩ. 

Thương binh Nguyễn Thế Nghĩa (Bắc Giang) xúc động: "Hồi ấy là năm 1970, khi chi bộ chuẩn bị kết nạp đảng viên mới, trong lao tù tôi tự cứa tay vào lá tôn sắc. Máu chảy, tôi vội vàng chạy đến phòng quân cảnh để xin tấm băng gạc, sau khi máu thấm chỗ đậm, chỗ nhạt, các đồng đội tự cắn tay mình thấm vào để làm màu đỏ của lá cờ. Hình búa liềm màu vàng được vẽ bằng thuốc chống phù nề nghiền nhỏ".

{keywords}
Thương binh Phạm Công Cường 

Ông Phạm Công Cường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ: "Triển lãm làm chúng tôi sống lại một thời đạn bom, khốc liệt. Nó khiến tôi nhớ những người đồng đội cũ, có người may mắn trở về, có người phải nằm lại nơi chiến trận...".

Một số hình ảnh khác tại triển lãm sáng nay:

{keywords}
Triển lãm thu hút đông người tham dự, đặc biệt là những người lính trở về sau chiến trận
{keywords}
{keywords}
Những người lính hoài niệm về một thời trai trẻ, hiến dâng máu xương bảo vệ Tổ quốc
{keywords}
Cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được vẽ bằng máu của các chiến sĩ
{keywords}
Từng thế hệ truyền cho nhau những câu chuyện và bài học khi cuộc chiến đi qua
{keywords}
Những kỷ vật được bảo quản trong tủ kính tại bảo tàng
{keywords}
Điện thoại Nokia được chiến sĩ Nguyễn Trung Thu (thương binh 4/4, quê Đà Nẵng) sử dụng thông báo cứu hộ đồng bào miền Trung trong bão số 9 và số 11 năm 2009
{keywords}
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ bằng máu do họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ trong lúc bị thương ở hai mắt
Tìm kiếm chú voi được Bác Hồ tặng công viên ở Berlin

Tìm kiếm chú voi được Bác Hồ tặng công viên ở Berlin

Cách đây rất lâu, tôi từng nghe phong thanh về việc Bác Hồ có tặng một con voi cho Tierpark Berlin (Vườn thú).

Về thăm gốc đa nơi Bác tập thái cực quyền

Về thăm gốc đa nơi Bác tập thái cực quyền

Những nhân chứng sống ở Định Hoá, đầu não chính trị của chiến khu Việt Bắc, vẫn còn nhớ những kỷ niệm với Bác Hồ.

Hình ảnh Bác Hồ múa lăm vông cùng Quốc vương Lào

Hình ảnh Bác Hồ múa lăm vông cùng Quốc vương Lào

Trong số hàng trăm hình ảnh đang được trưng bày, có bức ảnh Bác Hồ múa lăm vông cùng Quốc vương Lào năm 1963.

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Nữ nhà báo Pháp Madeleine Riffaud, con nuôi của Bác, đã gửi tặng Người bộ 6 đĩa hát của nghệ sĩ nổi tiếng Maurice Chevalier.

Triển lãm bút tích Hồ Chí Minh trên bản Di chúc

Triển lãm bút tích Hồ Chí Minh trên bản Di chúc

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người viết và sửa chữa trong 4 năm (1965-1969). Trong 4 năm đó, hàng năm, Bác chỉ viết và sửa trong dịp sinh nhật (từ 10-20/5).

Đoàn Bổng