- Bà có thể dùng tiền đi đánh bài nhưng khi tôi mua món đồ gì cho con tôi thì bà lại cho rằng tôi phung phí. Thậm chí bà còn xúi giục chồng tôi không cho con tôi uống sữa bình nữa, vì bà cho rằng uống sữa bình quá tốn tiền.

TIN BÀI KHÁC:


Tôi có người mẹ chồng tham ăn, tham tiền và mê cờ bạc. Bà cực kỳ tham ăn, mặc dù bà có bệnh tiểu đường nhưng ăn uống vô độ không hề kiêng cữ. Bà tham ăn đến mức giành ăn với cả chồng con, nhất là giành ăn với ba chồng tôi. Ba chồng tôi chưa bao giờ được ăn trọn vẹn một tô phở hay tô hủ tiếu, vì cứ ăn được hai ba đũa thì lại phải nhường phần cho mẹ chồng tôi, trong khi bà có gì ăn lại dấu ăn một mình.

Ảnh minh họa
Bà có bốn đứa con, ba trai, một gái. Tất cả đều đã có gia đình riêng và sống cạnh nhau, cũng là cạnh nhà ba mẹ chồng tôi trong một con hẻm. Bà chưa bao giờ bỏ tiền mua được món gì cho con cháu trong nhà ăn, nhưng mỗi khi gia đình đứa con nào có món gì ngon bị bà trông thấy mà không cho bà thì bà đi nói xấu, kể lể với hàng xóm, không thì lại chửi xiên chửi xéo. Ngày lễ, tết, bánh mứt con cái mua cho bà để đãi khách thì bà chỉ để một ít ra mâm quả, còn lại bà mang đi cất để ăn một mình.

Bà cũng rất đam mê cờ bạc, bà thích đánh tứ sắc ăn tiền, nhưng tiền bà đánh bài không do bà làm ra mà do ba chồng tôi cực khổ rèn từng cây dao cho người ta được bao nhiêu đều bị bà lấy sạch. Ba chồng tôi rất vất vả trong khi ba đã hơn sáu mươi tuổi lại bệnh hoạn đau yếu. Mẹ chồng tôi không thích làm việc kiếm tiền dù bà vẫn còn rất khỏe mạnh, mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều do ba chồng tôi lo hết. Thế mà mỗi khi ông nhức đầu, ông chỉ xin mẹ chồng tôi vài ngàn đồng mua viên thuốc mà bà cũng không cho. Đôi khi ông phải đi mua thiếu từng gói mì, từng điếu thuốc, khi nào con cái cho tiền mới sang mà trả. Nhiều lần con cái cho tiền ông bị bà bắt gặp bà cũng cướp trắng trên tay ông. Ngày nào ba chồng tôi không làm ra tiền thì bà lại xin tiền con cái để đánh bài. Không cho hay khuyên nhủ bà đừng đánh bài nữa thì bà lại chửi đổng lên.

Bà có thể dùng tiền đi đánh bài nhưng khi tôi mua món đồ gì cho con tôi thì bà lại cho rằng tôi phung phí. Thậm chí bà còn xúi giục chồng tôi không cho con tôi uống sữa bình nữa, vì bà cho rằng uống sữa bình quá tốn tiền trong khi tôi bị mất sữa lúc con tôi mới được ba tháng. Mẹ chồng tôi là người rất hám tiền. Khi tôi sinh em bé bà giành phần chăm sóc tôi và cháu nội nhưng thực tế tôi phải trả tiền cho công “chăm sóc” đó. Dù vậy công của bà lại không xứng với số tiền mà tôi phải trả cho bà. Tuy tôi mới sinh con nhỏ nhưng không được kiêng cữ như những người khác mà phải làm những việc mà một người bình thường vẫn làm. Tôi vẫn phải tự mình giặt đồ, quét nhà, thay tã, tắm cho con, pha sữa, rửa bình sữa cho con…hàng ngày bà chỉ nấu được cho tôi hai bữa cơm, thời gian còn lại không thấy mặt bà đâu vì bà bận đánh bài hoặc đi ngủ. Chỉ khi có ai đến thăm tôi thì bà lại sang xem có quà cáp gì không để chia một nửa mang về nhà bà.

Khi con tôi được bốn tháng thì bà lại giành phần giữ em bé cho tôi đi làm nhưng phải trả tiền cho bà theo đúng giá mà các nhà trẻ tư vẫn giữ. Quá ấm ức nên tôi đành mang con sang gửi nhà ngoại dù mẹ tôi sức khỏe không được tốt cho lắm. Em gái của chồng tôi mang thai, mặc dù vẫn khỏe mạnh nhưng vốn lười nhác nên không thích làm việc nhà. Thế là mẹ chồng tôi lại sang quét nhà, giặt đồ, phơi đồ, nấu cơm, rửa chén…cho em chồng tôi. Dĩ nhiên những việc đó đều phải trả công bằng tiền.

Con trai của tôi là cháu đích tôn nhưng cũng không được bà thương thật lòng. Bà nói “phải sinh con gái để đem gả cho người ta kiếm tiền xài, sinh con trai nó đưa tiền cho vợ nó thì uổng lắm”. Gia đình tôi và gia đình các anh em chồng đều sử dụng chung nguồn điện, nước với nhà cha mẹ chồng bởi bà không cho phép đứa nào xài riêng. Xài chung để mỗi tháng trả tiền điện, nước cho bà. Xài thì ít mà trả thì nhiều, hàng tháng đứa nào chưa kịp đóng tiền điện, tiền nước cho bà thì bị đòi như xiết nợ.

Mẹ chồng tôi là thế nhưng khi tôi phản ánh với chồng tôi thì chồng tôi một mực bênh mẹ. Đối với chồng tôi “mẹ luôn luôn đúng”. Anh là đứa con có hiếu nhất trong bốn đứa con của mẹ, đó là điều tốt, thế nhưng anh bênh mẹ như thế là anh làm hư mẹ đấy anh có biết không?

Bạn đọc giấu tên
Thể lệ tham dự cuộc thi viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”

Viết lại những ấm ức, giận hờn và yêu thương giữa mẹ chồng, nàng dâu và chia sẻ với câu chuyện đó với bạn đọc báo VietNamNet, nhận cơ hội trúng 1000.000 đ.

Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”.

Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo.

Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục.

Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng.

Thời gian nhận bài từ ngày 1/6/2012 đến hết ngày 30/7/2012. Mời bạn đọc tham gia gửi bài dự thi.

Mời bạn đọc tham gia gửi bài viết dự thi.