- Bác sĩ đã một lần “giằng” được thằng bé khỏi tay tử thần. Lần đó khối u bị vỡ, may mà mổ cấp cứu kịp thời chứ không thì… chị Trần Thị Tú Uyên chia sẻ.
TIN BÀI KHÁC:
Ba mất rồi, giờ mẹ mà bỏ chị em con…
Gần 23 triệu đồng đến với 3 trẻ mồ côi mẹ
Ai chắp cánh ước mơ cho bé u thận
Quà bạn đọc VietNamNet đến với 3 anh em mồ côi
Thân hình em gầy gò gánh cái bụng to quá khổ…
Hơn 55 triệu đồng đến với 4 anh em mồ côi
Rơi nước mắt cảnh 7 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ
Gần 23 triệu đồng đến với 3 trẻ mồ côi mẹ
Ai chắp cánh ước mơ cho bé u thận
Quà bạn đọc VietNamNet đến với 3 anh em mồ côi
Thân hình em gầy gò gánh cái bụng to quá khổ…
Hơn 55 triệu đồng đến với 4 anh em mồ côi
Rơi nước mắt cảnh 7 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ
Bé Lê Tấn Trường An (11 tháng tuổi, thôn Quý Sơn, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) bị căn bệnh ung thư thận di căn qua phổi.
Mới sinh ra được 6 tháng tuổi, Trường An biếng ăn, da vàng, bụng lúc nào cũng căng cứng như vừa mới ăn no. Bé Trường An được chẩn đoán do rối loạn tiêu hóa và điều trị theo hướng đó nhưng uống bao nhiêu thuốc cũng không thấy bớt, cái bụng không những không xẹp đi mà còn to ra.
Thấy điều trị bệnh mà không bớt, gia đình đã phải bỏ tuyến đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM để điều trị. Tại đây bác sĩ đã kịp thời can thiệp cứu nguy tính mạng cho Trường An bởi khối u đã bị vỡ.
Cha mẹ em chưa kịp mừng vui vì bảo toàn được tính mạng cho con trong gang tấc thì tin dữ lại ập tới. Kết quả xét nghiệm sinh tiết cho thấy bé Lê Tấn Trường An bị ung thư thận.
Mới sinh ra được 6 tháng tuổi, Trường An biếng ăn, da vàng, bụng lúc nào cũng căng cứng như vừa mới ăn no. Bé Trường An được chẩn đoán do rối loạn tiêu hóa và điều trị theo hướng đó nhưng uống bao nhiêu thuốc cũng không thấy bớt, cái bụng không những không xẹp đi mà còn to ra.
Thấy điều trị bệnh mà không bớt, gia đình đã phải bỏ tuyến đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM để điều trị. Tại đây bác sĩ đã kịp thời can thiệp cứu nguy tính mạng cho Trường An bởi khối u đã bị vỡ.
Cha mẹ em chưa kịp mừng vui vì bảo toàn được tính mạng cho con trong gang tấc thì tin dữ lại ập tới. Kết quả xét nghiệm sinh tiết cho thấy bé Lê Tấn Trường An bị ung thư thận.
Bé Lê Tấn Trường An |
Cũng bắt đầu từ đây cuộc sống của hai mẹ con chị gắn liền với bệnh viện, số tiền anh chị vay mượn bao nhiêu cứ tồn đọng lại bấy nhiêu, không thể nào trả nổi. Chị một mình ôm con nơi đất khách cũng không thể kiếm thêm được đồng nào. Thậm chí bữa ăn cho con chị cũng phải tính toán chi phí sao cho đỡ tốn kém nhất.
Ngày xin hai bữa cơm từ thiện để ráng sức cầm cự trông con, với chị thế cũng là quá đủ. Chị Uyên tâm sự nếu không có những bữa cơm tình thương này thì chị cũng không biết trông cậy vào đâu. Đối với chị bây giờ bớt đồng nào quý đồng đó, bớt chi tiêu đồng nào thì sự sống con chị được thêm ngày đó.
Ngày xin hai bữa cơm từ thiện để ráng sức cầm cự trông con, với chị thế cũng là quá đủ. Chị Uyên tâm sự nếu không có những bữa cơm tình thương này thì chị cũng không biết trông cậy vào đâu. Đối với chị bây giờ bớt đồng nào quý đồng đó, bớt chi tiêu đồng nào thì sự sống con chị được thêm ngày đó.
Từ ngày bé Trường An bị bệnh, chị phải theo con đi viện, tất cả gánh nặng cơm áo gạo tiền lại dồn lên vai người cha.
Một mình anh Lê Tấn Vũ Hải quần quật từ sáng tới tối với 3 sào rau cải, mọi việc anh phải gắng sức thêm gấp đôi gấp 3, làm thay cả công việc của vợ để hy vọng có thêm chút tiền chữa bệnh cho con. Một ngày bắt đầu từ 4 giờ sáng dậy cơm nước cho đứa con ở nhà, rồi ăn vội ăn vàng anh bắt đầu công việc từ 5h30, trưa về cơm nước xong công việc của anh lại tới tối không rõ mặt người mới về nhà.
Vất vả cố gắng là vậy nhưng với 3 sào rau cải, cứ 2-3 tháng được thu hoạch một lứa, trừ hết chi phí thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phân bón mỗi tháng cũng chỉ được 1,5-2 triệu đồng. Lấy công làm lãi, trước đây khi có chị Túy Uyên ở nhà thì còn có thể mang đi bán xa hơn được đắt hơn, nhưng từ ngày con bệnh nên cũng phải bán giá mềm hơn.
Một mình anh Lê Tấn Vũ Hải quần quật từ sáng tới tối với 3 sào rau cải, mọi việc anh phải gắng sức thêm gấp đôi gấp 3, làm thay cả công việc của vợ để hy vọng có thêm chút tiền chữa bệnh cho con. Một ngày bắt đầu từ 4 giờ sáng dậy cơm nước cho đứa con ở nhà, rồi ăn vội ăn vàng anh bắt đầu công việc từ 5h30, trưa về cơm nước xong công việc của anh lại tới tối không rõ mặt người mới về nhà.
Vất vả cố gắng là vậy nhưng với 3 sào rau cải, cứ 2-3 tháng được thu hoạch một lứa, trừ hết chi phí thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phân bón mỗi tháng cũng chỉ được 1,5-2 triệu đồng. Lấy công làm lãi, trước đây khi có chị Túy Uyên ở nhà thì còn có thể mang đi bán xa hơn được đắt hơn, nhưng từ ngày con bệnh nên cũng phải bán giá mềm hơn.
Với số tiền đó, anh phải chi tiêu cho cả gia đình 4 miệng ăn, trong đó một người bị bệnh, luôn luôn bị thiếu hụt, tiền mượn trước rồi chạy đuổi trả sau. Có những lần rau bán hết, tiền chữa bệnh cho con không đủ, tiền phân bón tiền vật tư phải thiếu nợ…
Vòng quay của đồng tiền làm anh không còn chút thời gian nghỉ ngơi, nhiều lúc cũng muốn xuống thăm con nhưng nghĩ cảnh đi lại tốn kém anh lại đành thôi để tiền đó mua thuốc cho con.
“Với cảnh làm ruộng quê tôi thì quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới mong có đủ ăn chứ đừng nói tới ốm đau bệnh tật. Nói là ở TP Đà Lạt nhưng nguyên cái xã đó là sống bằng nông nghiệp trồng rau chứ không có nghề nghiệp gì. Từ ngày con bệnh mổ lần thứ nhất đã ngập trong nợ, bây giờ lại tháng nào cũng phải tiền lo cho con. Làm rau thì có lúc đắt lúc rẻ, chứ tiền thuốc chỉ thấy tăng lên chứ không thấy giảm. Vay riết rồi, giờ còn chỗ nào nữa mà vay, bác sĩ cứ động viên cố kiếm tiền chạy chữa nhưng thật sự tôi bó tay rồi. Đau lắm! Cứ nghĩ tới ngày không đủ tiền chữa bệnh cho con đó cũng là lỗi của cha mẹ. Cũng đành xin lỗi con vì mẹ không thể làm hơn được…”, chị Tú Uyên chia sẻ.
Vòng quay của đồng tiền làm anh không còn chút thời gian nghỉ ngơi, nhiều lúc cũng muốn xuống thăm con nhưng nghĩ cảnh đi lại tốn kém anh lại đành thôi để tiền đó mua thuốc cho con.
“Với cảnh làm ruộng quê tôi thì quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới mong có đủ ăn chứ đừng nói tới ốm đau bệnh tật. Nói là ở TP Đà Lạt nhưng nguyên cái xã đó là sống bằng nông nghiệp trồng rau chứ không có nghề nghiệp gì. Từ ngày con bệnh mổ lần thứ nhất đã ngập trong nợ, bây giờ lại tháng nào cũng phải tiền lo cho con. Làm rau thì có lúc đắt lúc rẻ, chứ tiền thuốc chỉ thấy tăng lên chứ không thấy giảm. Vay riết rồi, giờ còn chỗ nào nữa mà vay, bác sĩ cứ động viên cố kiếm tiền chạy chữa nhưng thật sự tôi bó tay rồi. Đau lắm! Cứ nghĩ tới ngày không đủ tiền chữa bệnh cho con đó cũng là lỗi của cha mẹ. Cũng đành xin lỗi con vì mẹ không thể làm hơn được…”, chị Tú Uyên chia sẻ.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp anh Lê Tấn Vũ Hải (Thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0987 625 179) 2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ bé Lê Tấn Trường An con anh Lê Tấn Vũ Hải) Qua TK ngân hàng Vietcombank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Qua TK ngân hàng Viettinbank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: -Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội -Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |