- 2020 người dân ở vùng xa có thể lên tuyến TƯ khám chữa bệnh (KCB). Nhưng để làm được việc này cần có phần mền CNTT ứng dụng trong quá trình KCB thông tuyến.
Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận TƯ cho biết sáng nay khi kiểm tra Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của BHXH VN.
Ứng dụng 80% CNTT trong quản lý BHXH
Tổng giám đốc BHXH VN Nguyễn Thị Minh cho hay, về hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH đã thực hiện được khoảng 80%, việc hoàn thiện một số phần mềm còn lại cần sự kết hợp giữa các Bộ ngành thì hệ thống sẽ thực sự đem lại hiệu quả rất hữu ích.
Bà Minh thừa nhận, nếu ngành BHXH không có hệ thống quản lý CNTT này thì chắc chắn giám định được rất ít. Tuy nhiên với việc thông qua ứng dụng, BHXH VN đã kiểm soát được 100% hệ thống y tế, giám sát được việc trục lợi BHXH, BHYT.
Bà Trương Thị Mai. |
Tổng giám đốc BHXH VN cũng nói thêm, việc sử dụng hệ thống CNTT cũng đã đem lại hiệu quả trong công tác quản lý. Thông qua hệ thống lãnh đạo quản lý chỉ nhìn trên hệ thống có thể biết được địa phương nào có khiếm khuyết và có thể chỉ đạo xử lý ngay.
“BHXH VN nếu bỏ qua lỗi sau này khi cơ quan thanh tra, kiểm toán vào làm việc, thông qua hệ thống họ “truy” tại sao lại bỏ qua - nên bản thân mỗi người phải tự vượt qua chính mình để công minh chỉ ra từng lỗi một trong công tác chi trả BHXH, BHYT…” - bà Minh nói.
Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận TƯ cho biết: Ứng dụng CNTT trong hoạt động BHXH là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên để hệ thống đi vào hoạt động hiệu quả không chỉ riêng ngành BHXH mà cần sự vào cuộc của nhiều bộ ngành. Trong đó nếu ngành y tế sử dụng được hệ thống CNTT trong quản lý thì sẽ rất hiệu quả trong quản lý việc KCB.
Bà Mai cho hay, bản thân bà sẽ có ý kiến để có sự đồng bộ giữa các Bộ ngành, để làm sao không chỉ ngành y tế mà các bộ ngành cùng vào cuộc để đến cuối năm 2018 sẽ có thẻ điện tử cá nhân. Tránh tình trạng như hiện nay có người dân đi làm dịch vụ công phải đem theo 15 loại giấy tờ.
“Khi Quốc hội thảo luận về Luật cũng đã bàn nhiều đến việc phải làm cuộc cách mạng để người dân không phải mang theo 15 loại giấy tờ khi sử dụng dịch vụ công…. Tuy nhiên chỉ khi hệ thống CNTT hoàn thiện sẽ cập nhật được toàn bộ thông tin cá nhân cưa người dân vào thẻ điện tử thì mới có thể giảm bớt thủ tục cho người dân”, bà Mai nói.
2020 được KCB thông tuyến
Trưởng ban Dân vận TƯ cũng cho rằng rằng có phần mềm CNTT ứng dụng thì quá trình KCB thông tuyến mới nắm được toàn bộ thông tin.
Bà Mai cho hay, theo lộ trình đến 2020 người dân ở vùng sâu vùng xa có thể lên tuyến tỉnh, tuyến TƯ KCB chứ không cần phải đi qua lộ trình từng tuyến như hiện nay.
Đây là vấn đề quan trọng để giúp người khó khăn trong cuộc sống có thể tiếp cận được với trình độ KCB cao ở tuyến trên.
2020 được KCB thông tuyến. |
Lúc đó người dân cầm thẻ BHYT có quyền lựa chọn bệnh viện có uy tiến, có chất lượng KCB tốt. Điều này cũng sẽ tạo nên sự cạnh tranh giữa các cơ sở KCB, góp phần nâng cao hiệu quả của các cơ sở KCB.
Tuy nhiên để làm được việc này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành BHXH.
“Năm 2018 để triển khai được 90 triệu thẻ điện tử cho người dân đòi hỏi sự nỗ lực lớn của ngành BHXH, nhưng bắt buộc phải làm để tạo sự tiện lợi cho người dân”, bà Mai nói.
Trục lợi BHYT: Đau chân đi khám 214 lần không khỏi
10 tháng đầu năm, BHXH VN đã phát hiện gần 4.000 trường hợp đi khám chữa bệnh hơn 100 lần.
Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần
4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
Đề xuất khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán BHYT
“Chúng tôi coi bệnh nhân là ân nhân, bởi ít bệnh nhân đồng nghĩa bác sĩ không có lương…”, Bác sĩ Phạm Bảo Lâm, Giám đốc Bệnh viện Quận Bình Thạnh chia sẻ.
Khám chữa bệnh BHYT: Dễ cho quản lý, khó cho dân
Quy định khám, chuyển tuyến theo hộ khẩu thường trú thì thuận lợi cho người làm công tác quản lý nhưng khó cho người dân. Cần tạo điều kiện cho người dân khi đăng ký khám, điều trị bệnh ban đầu cũng như chuyển tuyến khi cần thiết.
Vũ Điệp