- Trong hàng trăm phản hồi của độc giả gửi về báo VietNamNet bày tỏ ý kiến, quan điểm trước các vụ việc sản phụ tử vong liên tiếp trong thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng dù có vin vào tai biến nào thì cũng không thể phủ nhận thực tế là có một dấu hỏi lớn về trình độ của các thầy thuốc đang được đặt ra.
Sản phụ liên tiếp tử vong: Y học bó tay?
Nhiều sản phụ tử vong: Bộ Y tế lên tiếng
Báo cáo Phó Thủ tướng các ca sản phụ tử vong
Nhiều sản phụ chết, Bộ Y tế vẫn im lặng
TP.HCM: Sản phụ tử vong do thuyên tắc phổi?
'Thót tim' sản phụ thoát chết trong gang tấc
Đào tạo kém nên chất lượng kém
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã phát biểu trong hội thảo “Tăng cường thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, đề án 1816 nhằm góp phần giảm quá tải bệnh viện” được tổ chức sáng 30/5 tại Hà Nội, rằng: "Nguyên nhân chính dẫn đến các tai biến nhiều như thời gian qua là do chất lượng bác sỹ không tốt".
Liệu bác sỹ có “đứng nhầm chỗ”? - Ảnh minh họa: C.Q |
Còn về tinh thần, mong
muốn thì rất tốt. Những người làm cán bộ y tế không ai muốn điều xấu xảy ra với
bệnh nhân”.
Sau đó, ông Quyết nhấn mạnh: “Thiếu thốn trang thiết bị, máy móc thì bác sỹ
không học được. Bác sỹ phải học được mới làm việc được”. Từ đây, ông Quyết
cho biết, hiện nay thực trạng đào tạo bác sỹ của ta còn nhiều vấn đề.
“Trình độ bác sỹ tuyến dưới hạn chế là do khâu đào tạo của ta kém. Tôi xin
nhấn mạnh là những ai không hiểu biết về ngành y tế thì đừng có tham gia đào tạo
cho ngành y tế. Bác sỹ nội trú học 9 năm thả ra chưa chắc đã làm được việc chứ
đừng nói đến các kiểu đào tạo “ăn xổi” khác”, ông Quyết thẳng thắn.
Trước đó, tại lễ khởi động nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo nhân lực y tế
Việt Nam được tổ chức tại ĐH Y tế công cộng vào sáng 10/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Viết Tiến cho hay phải xem xét nghiêm túc về chất lượng đào tạo thầy
thuốc bởi hiện nay có thực tế là bác sĩ ra trường chưa làm việc độc lập được
ngay.
"Tại các bệnh viện lớn, bác sĩ ra trường 5-6 năm vẫn còn phải kèm cặp thêm về
chuyên môn", ông Tiến nói.
Ngay tại Hà Nội, nơi mà nền y tế được lãnh đạo Sở Y tế thành phố xác định là
phải có tầm vóc xứng đáng với vị trí, tầm quan trọng của một thủ đô, thì thực
trạng nhân lực cũng rất đáng báo động.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội trình UBND TP khi thảo luận về quy hoạch “Phát
triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” thì
trong số hơn 13.000 cán bộ y tế của Hà Nội thì có đến gần 60% cán bộ có trình độ
trung cấp!
Cụ thể, cán bộ y tế thành phố chỉ có 10% cán bộ (1.312 người) có trình độ sau
ĐH; 17,2% trình độ ĐH; 1,4% trình độ CĐ và có đến 58,6% có trình độ trung cấp!
Trình độ sơ cấp có 2,3% và trình độ khác đạt 10,5%.
Thầy thuốc có “đứng nhầm chỗ”?
Sau khi có 9 vụ tai biến xảy ra khiến 6 sản phụ và 6 trẻ sơ sinh chết, lãnh đạo
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết đã triển khai nhiều biện pháp nhằm
hạn chế tai biến sản khoa, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có giải
pháp tổ chức đào tạo lại, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về
chẩn đoán và xử trí cấp cứu sản khoa theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Năng lực bác sỹ tuyến dưới kém do khâu đào tạo có vấn đề? - Ảnh minh họa: C.Q |
Ngay sau đó, VietNamNet cũng đã tìm hiểu những “động thái” cụ thể sau công văn này và nhận được câu trả lời từ một số lãnh đạo Sở Y tế tỉnh, huyện và các bệnh viện tuyến dưới rằng “đây là công việc thường xuyên từ trước đến nay, không đợi đến khi có tai biến mới thực hiện”.
Tuy nhiên, chị Minh Huệ, một bạn đọc của VietNamNet, lật ngược vấn đề: “Nếu đã là việc làm thường xuyên rồi thì có lẽ vấn đề chất lượng "đào tạo và nâng cao năng lực" phải xem lại.
Tai biến có đến hay
không và đến với ai thì cũng không ai biết trước được, nhưng nếu gặp được "thầy"
có tay nghề cao cộng với lương tâm và sự nhiệt tình thì chắc cũng bớt được phần
rủi ro”.
Nhiều bạn đọc khác của VietNamNet cũng đặt ra câu hỏi: Liệu có nhiều bác sỹ
“đứng nhầm chỗ”, như học trò đứng nhầm lớp trong giáo dục, hay không? Bởi trình
độ, năng lực có hạn nhưng họ lại đặt vào những vị trí có thể quyết định sự sống
chết của người bệnh.
Việc “đặt nhầm chỗ” này được nhiều người đánh giá là do cơ chế tuyển dụng “không
minh bạch”.
“Các bạn có biết khi đầu vào làm việc tại các bệnh viện công bây giờ phải mất
bao nhiêu tiền không?”, bạn đọc Huy Vũ nói.
“Do cơ chế tuyển dụng
không minh bạch cho nên nhiều người không có thực tài nhưng vẫn được đứng ở
những vị trí có khả năng quyết định sinh mệnh người bệnh”, bạn đọc này nói
thêm.
“Tình trạng không minh bạch trong tuyển dụng và “ngồi nhầm chỗ” trong cơ quan
công quyền có lẽ phổ biến ở khắp các bộ, ngành. Nhưng trong y tế, nó nguy hiểm ở
chỗ có thể giết chết một con người”, bạn đọc Hoàng Trung bày tỏ.
Nhiều biện pháp nâng cao năng lực
thầy thuốc tuyến dưới Đề án bệnh viện vệ tinh và luân phiên cán bộ (đề án 1816) ra đời từ năm 2004 và 2008 được kỳ vọng sẽ giúp năng lực thầy thuốc tuyến dưới được cải thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện,
bên cạnh một số ưu điểm thì các đề án này bộc lộ những điểm hạn chế. |
Cẩm Quyên