- Bên lề Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ ra cho 3 nhóm tác nhân chính gây tổn thương ĐBSCL.

- Trong điều kiện BĐKH tại vùng ĐBSCL, ngành nông nghiệp được xem là chịu tác động nặng nhất, vậy Bộ NN&PTNT đã có căn cơ như thế nào để phát triển nông nghiệp bền vững?

ĐBSCL với diện tích 4 triệu ha, 18 triệu dân số, đây là vùng châu thổ phù sa màu mỡ, được đánh giá là trù phú trên thế giới và trong khu vực cũng như ở nước ta.

Những năm qua, chúng ta đã khai thác tốt lợi thế này để phát triển nông nghiệp với 3 nhóm sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, thuỷ sản và trái cây.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao đổi với báo chí vào hôm nay

Đây là 1 trong những yếu tố để thực hiện an ninh lương thực, tạo giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước những tác động rất lớn, tổn thương đến ĐBSCL, có thể nói đến 3 nhóm chính gồm:

Thứ nhất: tác động của BĐKH, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tổn thương lớn nhất và vùng chịu ảnh hưởng nhất là ĐBSCL.

Thứ hai: những tác động hoạt động kinh tế của phía thượng nguồn làm thay đổi hoàn toàn những quy luật của dòng chảy, tác động đến cả vùng ĐBSCL.

Thứ ba: những nguyên nhân nội tại, phát triển kinh tế ở những mặt trái trong thời gian qua cũng làm nên thách thức lớn.

Chính vì 3 thách thức lớn này diễn ra ngày càng khốc liệt, làm cho chúng ta khó đoán định xu hướng gây bất lợi. Chính vì vậy, trong diễn đàn này, riêng về khía cạnh nông nghiệp là đối tượng tổn thương lớn nhất trong tất cả các khu vực kinh tế.

Đối tượng nông dân và khu vực nông thôn cũng chịu tổn thương lớn nhất.

Trước tình hình đó, trước sự chỉ đạo của Chính phủ, Trung ương, Bộ NN&PTNT đã cùng với các ngành, địa phương tập trung 3 chủ đề.

Đầu tiên: tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng, khai thác những lợi thế tạo ra từ những biến động này để hạn chế những mặt tiêu cực nhất, góp phần đưa tăng trưởng vùng ĐBSCL lên.

Thứ hai: chúng ta biết những tác động đó sẽ ảnh hưởng đến quy luật dòng chảy, gây nên sạt lở cả khu vực bờ sông, bờ kênh, bờ biển… gây tổn thương đến kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Thứ 3: trước tái cơ cấu xoay trục như vậy thì một trong những giải pháp đi kèm là biện pháp thuỷ lợi thích ứng, phải xoay trục, bám vào 3 vùng là thượng, trung và hạ nguồn.

- Nhiều năm qua các chuyên gia đề xuất nên tính toán lại vùng đê bao ngăn lũ sản xuất lúa vụ 3, đặc biệt là trong BĐKH, Bộ có giải pháp gì để việc này không tác động vào tự nhiên và hệ sinh thái của vùng?

Giải pháp này góp phần đẩy lương thực từ 4,2 triệu tấn của năm 1975 lên 25 triệu tấn vào năm 2016, đây là một thành quả.

Tuy nhiên, trước biến đổi của 3 tác nhân, tác động đến ĐBSCL, cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế và tín hiệu thị trường phải tính toán lại.

Hiện tại, các tỉnh ở thượng nguồn có đê bao đang rà soát, tính toán lại để thích ứng với điều kiện tài nguyên nước và quan trọng nhất là đem giá trị đích thực cao hơn cho chính người nông dân sản xuất ở vùng đó. 

Không thể sản xuất 1 vụ lúa

- ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa, nhưng hiện nay trong điều kiện BĐKH, Bộ đã có những giải pháp như thế nào để không tác động tổn thương đến sản xuất lúa như trong thời gian qua?

Trong các tái cơ cấu có một nhóm chủ lực của vùng này đó là lúa, gạo. Với xu hướng tài nguyên nước phức tạp như hiện nay đương nhiên phải tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng không tăng về quy mô diện tích, sản lượng mà đi sâu vào chất lượng, bằng việc tổ chức lại những giống lúa chất lượng cao hơn. 

{keywords}
Người dân ở Kiên Giang "gãy cổ" vì lúa bị nhiễm mặn vào năm 2016

Khoanh định những vùng đảm bảo sản xuất chất lượng hơn, tổ chức theo chuỗi, đặc biệt chú ý đến giá trị tăng của sản phẩm làm ra. Vì sản phẩm của chúng ta hiện nay rất thô. Nay mai phải chấp nhận giảm diện tích nhưng giá trị phải tăng lên. Cải thiện đời sống, sinh kế của người dân làm lúa, đối tượng mà hiện nay thu nhập thấp nhất trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay chỉ nên sản xuất 1 vụ lúa. Bộ trưởng có ý kiến gì không?

Sản xuất hiện nay phải căn cứ vào mục tiêu kinh tế, về giá trị đem lại từ tín hiệu thị trường. Ngoài ra, còn giải quyết căn cốt về vấn đề lao động. Nếu chỉ sản xuất 1 lúa vào thời điểm như hiện nay thì không thể giải quyết công ăn việc làm, về nhu cầu cung cấp lương thực.

- Một vấn đề bức xúc của người dân hiện nay là sạt lở, về phía Bộ, có giải pháp nào đột phá để giảm thiểu tình trạng này không?

Vấn đề sạt lở có hai yếu tố. Một là quy luật tự nhiên của dòng chảy, nhưng vấn đề mà chúng ta đang chú ý nhất hiện nay là 3 tác nhân đang đồng hành cùng đến, làm cho tốc độ xoáy nhanh hơn, phức tạp hơn, quyết liệt hơn ở cả 744km bờ biển và hàng nghìn km của hai trục sông Tiền, sông Hậu…

{keywords}
Sạt lở kinh hoàng ở An Giang vào tháng 4 vừa qua

Để giải quyết vấn đề này phải nguyên cứu đầy đủ, có giải pháp dài hơi, tổng thể. Ở khía cạnh nông nghiệp, chúng tôi cùng với các bộ, ngành đặt ra nhiệm vụ trước mắt ở 41 điểm sạt lở đang bức bách phải dồn sức, tập trung các giải pháp công trình, phi công trình để ứng phó kịp thời. 

Nếu không giải quyết kịp thời sẽ gây tổn thương kinh tế, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng của người dân. Còn biện pháp trung hạn và lâu dài, trên cơ sở đánh giá chính xác để rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch định cư…

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thôn mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới.

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được.

Một giải pháp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Một giải pháp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Những tác động của biến đổi khí hậu, đã đến lúc Việt Nam phải xây dựng mạng lưới nước cho nông nghiệp.

Bí quyết thắng Trời, thu bạc tỉ giữa vùng hạn mặn

Bí quyết thắng Trời, thu bạc tỉ giữa vùng hạn mặn

Giữa khủng hoảng hạn, mặn, có những nông dân nhanh trí liên kết với doanh nghiệp làm mô hình luân canh lúa - tôm thu bạc tỉ.

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Việc lén bơm nước mặn vào ruộng để nuôi tôm ở Cà Mau thực ra đã diễn ra hơn 10 năm nay và trở thành “phong trào”.

Hạn, mặn: Nuôi tôm cho sướng

Hạn, mặn: Nuôi tôm cho sướng

Thấy tình hình hạn, mặn còn kéo dài và gay gắt hơn, không thể làm lúa, người dân ở một số huyện tại tỉnh Kiên Giang đã chuyển sang nuôi tôm.

Hoài Thanh